1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Học phí và Giá trị của Đại học

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 24/7/20.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Học phí và Giá trị của Đại học

    Những ngày cận kề thời điểm thi THPT và tuyển sinh đại học (ĐH) 2020, vấn đề học phí được người học quan tâm một cách đặc biệt. Dạo qua các trang web đại học, điều dễ nhận thấy là sự điều chỉnh tăng học phí của đồng loạt các trường, cả trong và ngoài công lập. Tuy nhiên, người học sẽ luôn lựa chọn cho mình những trường đại học nào mà sự gia tăng học phí gắn liền với gia tăng những giá trị cốt lõi, để sau này họ có trong tay tấm bằng đại học với nhiều giá trị tăng thêm

    Học phí tăng mạnh ở trường công


    Theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học 2018, mức trần học phí cho các trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (áp dụng trong năm học 2020 – 2021) là từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Như vậy, việc các trường công lập thực hiện tự chủ tài chính điều chỉnh tăng học phí là… việc phải làm. Khi không còn được bao cấp và trợ phí (từ 5 đến 9 triệu đồng/sinh viên/năm), các trường công lập buộc phải tăng học phí để duy trì hoạt động, nhất là trong bối cảnh vật giá liên tục leo thang như hiện nay.

    Hiện tại, phần lớn các trường công đều điều chỉnh tăng học phí, thậm chí, một số trường công ở Tp. Hồ Chí Minh còn tăng học phí lên cao một cách bất thường, từ mức “đại trà” 30 triệu đồng đến những mức “chót vót” 60, 90 triệu đồng/năm.

    [​IMG]

    Đông đảo học sinh tìm hiểu ngành học và trường đại học vào mỗi mùa tuyển sinh


    Gây chú ý nhất về tăng học phí năm 2020 là khối các trường ngành Y-Dược. So với mặt bằng chung các trường công lập đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe thì khoa Y của Đại học Quốc gia Tp. HCM có học phí cao hơn hẳn, và cũng tiếp tục tăng trong khóa tuyển sinh 2020. Cụ thể, ngành Răng-Hàm-Mặt khóa tuyển sinh năm 2020 là 88 triệu đồng/năm (tăng 8 triệu so với năm 2019), Y khoa là 60 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng so với năm 2019) và Dược học 55 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng so với năm 2019). Mức tăng học phí của khoa Y - ĐH Quốc gia Tp.HCM sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2021, với ngành Răng-Hàm-Mặt là 96,8 triệu đồng/năm; ngành Y khoa là 65 triệu đồng/năm và Dược học là 60,5 triệu đồng/năm.


    Tuy học phí của khoa Y - ĐH Quốc gia Tp. HCM là khá cao nhưng mức tăng lại không “khủng” bằng trường ĐH Y Dược Tp. HCM. Năm 2019, trường đại học này thu học phí ở mức 13 triệu đồng/năm nhưng đến năm 2020, mức thu học phí trường vừa công bố đã tăng tới gấp 5 lần (từ 30-70 triệu đồng/năm tùy theo ngành). Trong đó cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với mức thu học phí là 70 triệu/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật Phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.


    Một số ngành học khác của các trường đại học cũng có mức học phí tăng lên. Năm 2019, ĐH Luật Tp. HCM có mức học phí 17,5 - 43,7 triệu đồng/năm thì đến khóa tuyển sinh 2020 tăng lên từ 18 - 49 triệu đồng/năm. ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia Tp. HCM) công bố mức học phí năm 2020 là 20-40 triệu/năm (tăng so với năm 2019 là 18-35 triệu/năm), trong đó học phí chương trình thường là 20 triệu đồng/năm, học phí chương trình Chất lượng cao là 35 triệu đồng/năm và chương trình Tiên tiến là 40 triệu đồng/năm…


    Học phí “hai giá”


    Ở Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng cũng điều chỉnh tăng học phí. Trong đó, ĐH Ngoại Ngữ Đà Nẵng có mức học phí năm 2020 là 9,8-28 triệu đồng/năm (tăng so với năm 2019 là 8,9 -25,2 triệu/năm); ĐH Kinh tế Đà Nẵng riêng chương trình thường đã là 19,5 triệu đồng/năm…


    ĐH Đà Nẵng không tăng học phí đồng loạt các ngành mà tăng một số ngành và giữ một số ngành. Chẳng hạn, ĐH Kinh tế Đà Nẵng bên cạnh những ngành học phí cao 19,5 triệu đồng/năm (chưa kể phụ phí) vẫn có những ngành học phí chỉ 12,5 triệu đồng/năm. Chủ trương “hai giá” này phải chăng là để đáp ứng cho các đối tượng người học có khả năng chi tiêu khác nhau? Cũng không hẳn như vậy.


    Những ngành học phí thấp của trường là những ngành không còn nhiều người muốn học nữa, như Thống kê, Kinh tế, Quản lý Nhà nước... Tương tự, ĐH Bách khoa Đà Nẵng bên cạnh mức học phí 30 triệu đồng/năm cho các chương trình Chất lượng cao, vẫn công bố một mức học phí “bèo” 11,7 triệu đồng/năm cho các chương trình thường. Điều đáng nói ở đây là chỉ tiêu tuyển sinh của các chương trình Chất lượng cao chiếm đến 65%, trong khi chỉ tiêu chương trình thường chỉ có 35% - những người được đóng học phí thấp chỉ chiếm một nửa so với người phải đóng học phí cao. Do phân bổ chỉ tiêu như vậy nên thi đỗ vào chương trình thường lại khó hơn nhiều so với thi vào chương trình Chất lượng cao. Điều này có vẻ hơi ngược, nhưng thực tế là như vậy.


    Thực ra không có gì ngạc nhiên, đây chỉ là một “bước chuyển” quá độ của ĐH Bách khoa Đà Nẵng trước khi được công nhận tự chủ tài chính, điều đã xảy ra rồi với ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Một khi được công nhận tự chủ tài chính, thì trường sẽ bỏ mức học phí thấp và chỉ còn mức học phí cao, hoặc chỉ giữ mức học phí thấp ở những ngành chẳng ai muốn học.


    Tình trạng học phí “hai giá” như vậy cũng là chính sách chung của nhiều thành viên của ĐH Đà Nẵng, trong đó có ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng- nơi đang duy trì hai mức học phí: 9,8 triệu đồng/năm cho các chương trình thường và 28 triệu đồng/năm cho các chương trình Chất lượng cao.


    Đa dạng học phí ngoài công lập


    Các trường đại học ngoài công lập có mức học phí khá đa dạng, trường thấp, trường cao, chênh lệch đáng kể. Có những trường thu học phí “khủng” lên tới hàng trăm triệu đồng/năm. Trong đó, cao nhất phải kể đến Vin University, với mức học phí 35.000 USD/năm (khoảng 812 triệu đồng). Sau đó là ĐH Fullbright Việt Nam (trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài) năm 2019 học phí đã là 467,6 triệu đồng/năm, ĐH RMIT dao động từ 867 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng/năm, …


    Cũng như trường công, các trường ngoài công lập cũng có mức học phí cao ở khối ngành đào tạo Khoa học Sức khỏe. Chẳng hạn, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đào tạo cử nhân ngành Răng-Hàm-Mặt chương trình thường là 165 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 165 triệu đồng/năm; trường ĐH Tân Tạo học phí ngành Y khoa là 150 triệu đồng/năm; …

    Ngoài khối ngành đó ra, các khối ngành khác đều có mức học phí từ 20-50 triệu đồng/năm đối với chương trình thường.

    Có thể điểm qua một số trường:

    Tên Trường

    Học phí Chương trình thường

    ĐH Nguyễn Tất Thành

    33.000.000 ~ 46.000.000VND/năm

    ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)

    36.000.000 VND/năm (chưa kể phụ phí)

    ĐH Văn Lang

    34.000.000~44.000.000 VND/năm

    ĐH Hồng Bàng

    44.000.000~50.000.000 VND/năm

    ĐH Hoa Sen

    50.000.000~80.000.000 VND/năm

    ĐH FPT

    50.000.000 VND/năm

    ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

    20.000.000 ~ 23.000.000 triệu/năm

    ĐH Duy Tân

    18.500.000 ~ 21.000.000 triệu/năm

    Ở bảng xếp hạng Các Đại học trên Thế giới (CWUR - Center of World University Rankings): ĐH Duy Tân xếp thứ 3/4 ở Việt Nam, ĐH Đà Nẵng không được xếp hạng (4 đại học được xếp hạng ở đây gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Tôn Đức Thắng).Nếu như trước đây học phí của các trường công lập thấp hơn hẳn so với các trường ngoài công lập thì hiện nay sự chênh lệch này không còn đáng kể nữa. Đấy là chưa nói, vẫn có một số trường ngoài công lập có mức học phí thấp hơn hẳn trường công. ĐH Duy Tân ở Đà Nẵng là một trường hợp như vậy.

    Học phí của ĐH Duy Tân chỉ từ 18,5 triệu đồng/năm đến 21 triệu đồng/năm. Ngay cả ở khối ngành Khoa học Sức khỏe thì học phí trường này cũng khá khiêm tốn, như ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt chỉ với 60 triệu đồng/năm, Dược sĩ Đại học là 30,4 triệu đồng/năm…

    Học phí và giá trị

    Học phí (thấp) từng là một lợi thế cạnh tranh của nhiều trường đại học. Tuy nhiên, ngày nay “vũ khí” đó không còn quá hấp dẫn nữa. Thậm chí với một số trường, việc kìm chế tăng học phí có khi còn gây tác dụng ngược vì tạo ra sự nghi ngờ của xã hội đối với chất lượng thương hiệu của mình.

    Tại miền Trung, ĐH Duy Tân luôn giữ mức học phí ổn định, thường là nằm ở Top cuối của bảng xếp hạng học phí đại học. Nguyên nhân của chủ trương này có thể do trường cân nhắc yếu tố vùng miền, muốn tạo cơ hội được học đại học cho những người có thu nhập không cao- vốn chiếm tỷ lệ lớn trong dân số miền Trung.
    Tư duy này nếu tiếp tục duy trì, trường sẽ gặp khó khăn.

    Đây là lý do để trường điều chỉnh học phí lên 10% vào năm 2020 và khả năng sẽ tiếp tục ở những năm đến.

    Duy Tân tăng học phí trước mắt là để bù trượt giá, ngoài ra còn có lý do bức thiết hơn, là vì giá trị của trường đã thay đổi, đã tăng lên rất nhiều. Những giá trị đó biểu hiện cụ thể, được công bố công khai, dễ nhận thấy và dễ kiểm chứng. Những giá trị đó làm gia tăng ý nghĩa, gia tăng tính cạnh tranh cho từng tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên Duy Tân trong thị trường lao động trong nước và nước ngoài.

    Nếu xét về xếp hạng đại học, chỉ có duy nhất Duy Tân là đại học ngoài công lập ở Việt Nam nằm trong Top 500 châu Á. Đây là điều nhiều trường ngoài công lập, trong đó có những trường có mức học phí “khủng”, mơ ước mà chưa thực hiện được.

    Thật ra, vị thế của Duy Tân hiện nay, không chỉ trường ngoài công lập mà ngay cả những trường công lập lớn của Việt Nam cũng còn phải phấn đấu rất lâu. Nếu chỉ xét ở miền Trung, vị thế Duy Tân còn lớn hơn đại học vùng- ĐH Đà Nẵng. Những xếp hạng sau đây là ghi nhận của thế giới đối với đại học Việt Nam, qua đó có thể thấy Duy Tân đang ở đâu tại miền Trung và cả nước:

    - Ở bảng xếp hạng Học thuật trên Thế giới (URAP - University Ranking by Academic Performance): ĐH Duy Tân xếp thứ 3/4 ở Việt Nam, ĐH Đà Nẵng không được xếp hạng (4 trường đại học gồm: trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trường ĐH Duy Tân, ĐH Quốc gia Hà Nội).

    - Ở bảng xếp hạng VGATE của ĐH Quốc gia Hà Nội: ĐH Duy Tân xếp thứ 5, ĐH Đà Nẵng xếp thứ 8.

    - Ở bảng xếp hạng về Chất lượng Nghiên cứu Nature Index: ĐH Duy Tân xếp thứ 2, ĐH Đà Nẵng không được xếp hạng.


    [​IMG]

    Các trường đại học Việt Nam nằm trong Top 500 châu Á


    Nếu xét về chất lượng đào tạo, ĐH Duy Tân đã được ABET- Tổ chức kiểm định đại học uy tín của Mỹ- kiểm định cho một loạt ngành Công nghệ và Kỹ thuật. Ở Việt Nam ngoài Duy Tân, cũng chỉ có 2 trường được kiểm định ABET, và đó là những trường đại học “kỳ cựu”: ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh và ĐH Quốc tế, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.


    Trong chương trình đào tạo, Duy Tân cũng có chương trình Chất lượng cao, nhưng đây là chất lượng cao đúng nghĩa, tạo ra những giá trị khác biệt cho sinh viên.

    Để có những chương trình Chất lượng cao, hơn 10 năm qua Duy Tân đã tiến hành hợp tác quốc tế với các đại học tiên tiến trên thế giới để nhận chuyển giao chương trình đi kèm huấn luyện giảng viên hàng năm:


    Về Công nghệ Thông tin: với ĐH Carnegie Mellon, 1 trong 4 trường mạnh nhất IT của Mỹ;

    Về Quản trị, Kế toán, Tài chính, Du lịch: với ĐH Bang Pennsylvania, 1 trong 50 trường Quản lý tốt nhất Mỹ, 1 trong 5 trường Du lịch tốt nhất Mỹ;

    Về Điện-Điện tử và Cơ Điện tử: với ĐH Purdue, 1 trong 10 trường Kỹ thuật tốt nhất Mỹ;

    Về Xây dựng và Kiến trúc: với ĐH Bang California ở Fullerton, trường đa ngành nhất hệ thống CalState, với ĐH Cal Poly ở San Luis Obispo, 1 trong 5 trường tốt nhất về Kiến trúc của Mỹ.

    Ở những chương trình này, sinh viên tốt nghiệp nhận chứng chỉ hoàn tất môn học của các trường đại học tiên tiến trên thế giới kể trên cùng cơ hội ra nước ngoài học hoặc học lên Thạc sĩ ở nước ngoài.

    Và tất nhiên, chương trình Chất lượng cao của Duy Tân luôn là chương trình chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh;


    - Có giảng viên nước ngoài dạy tiếng Anh;

    - Có giảng viên nước ngoài dạy chuyên môn;

    - Học cùng hệ thống phòng thí nghiệm – thực hành hiện đại và các phòng đều có điều hòa.


    Với sự đầu tư nghiêm túc và có trách nhiệm với người học như vậy, nếu không phải là làm từ thiện, Duy Tân phải tăng học phí, nếu như không muốn tự làm khó mình. Người học và gia đình của họ- những người đang đầu tư cho tương lai cho con em mình- sẽ dễ dàng chấp nhận sự điều chỉnh tăng học phí này vì những gì con em họ nhận được ở Duy Tân sẽ luôn luôn là lớn hơn so với những gì họ bỏ ra.


    Trong sự đầu tư cho đại học, không phải trường nào ở Việt Nam cũng hướng đến những giá trị cốt lõi của đại học như Duy Tân. Vì thế, sự gia tăng học phí của họ hiện nay chưa chắc tạo ra những giá trị gia tăng cho người học.


    Và đây là điều người chọn trường để học sẽ cân nhắc trong mùa tuyển sinh năm nay.


    P.V

    http://tapchitrithuc.net/giao-duc/hoc-phi-va-gia-tri-cua-dai-hoc-2656.html
     

    Chia sẻ trang này

  2. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Hội thảo Khởi nghiệp về mảng năng lượng tái tạo tại Đại học Duy Tân

    Từ ngày 11-12/7/2020, Đại học Duy Tân phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Khởi nghiệp về mảng năng lượng tái tạo” tại Cơ sở Hòa Khánh Nam, TP. Đà Nẵng. Tham dự Hội thảo có các đại diện đến từ các doanh nghiệp, cán bộ Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo giảng viên và sinh viên Khoa Điện - Điện tử Đại học Duy Tân và những người quan tâm.


    Việc phát triển năng lượng tái tạo đang là xu hướng tất yếu trong tương lai của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Do đó, năng lượng tái tạo đang được xem là một trong những xu hướng phát triển bền vững, được khuyến khích áp dụng vào hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... nhằm tiết kiệm năng lượng hiệu quả và hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường sống. Đây cũng là cơ hội khởi nghiệp cho các startup bởi nhu cầu sử dụng năng lượng “xanh” trong tương lai đang là “vùng đất mới” với nhiều tiềm năng được đánh giá cao trong thời gian tới.

    [​IMG]


    ThS. Trương Tiến Vũ - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp của Đại học Duy Tân phát biểu tại Hội thảo


    Tại Hội thảo, khách mời là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các doanh nghiệp như: Công ty New Energy Nexus, Vu Phong Solar, QiQ Việt Nam,World Energy Council,... đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên đồng thời cung cấp nhiều thông tin chung hữu ích về khởi nghiệp công nghệ cũng như khởi nghiệp về mảng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, các khách mời cũng chia sẻ một số vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, năng lượng xanh, các mô hình dự án năng lượng tái tạo cũng như những khó khăn trong khởi nghiệp và lời khuyên dành cho các bạn trẻ.

    [​IMG]

    Đông đảo giảng viên và sinh viên Khoa Điện - Điện tử Đại học Duy Tân

    và những người quan tâm tham dự Hội thảo


    Không chỉ mang đến cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu về cách triển khai các ý tưởng khởi nghiệp, những người tham dự hội thảo còn chia sẻ thông tin về cách thức tạo lập và điều hành hoạt động của một dự án mảng năng lượng tái tạo. Theo đó, để có thể “gặt hái” thành công khi khởi nghiệp về mảng năng lượng tái tạo, người khởi nghiệp không những phải giỏi chuyên môn, có bản lĩnh và biết kinh doanh mà còn phải biết đánh giá nhu cầu của thị trường và hoạch định chiến lược kinh doanh trong thời gian dài. Ngoài ra, những kỹ năng trình bày ý tưởng dự án khởi nghiệp, thuyết phục khách hàng hay nhà đầu tư cũng được các diễn giả chia sẻ cụ thể.


    Nhiều Dự án về mảng năng lượng tái tạo đạt giải cao trong Cuộc thi Go Green in the City của sinh viên Đại học Duy Tân nhiều năm qua được sử dụng làm “demo” để thuyết trình ý tưởng với nhà đầu tư như: Mái nhà Năng Lượng xanh, Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng, Năng lượng tái tạo từ cục nóng điều hòa, Hệ thống tạo năng lượng điện từ dòng chảy của nước sinh hoạt, Nghiên cứu thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái,... Thông qua phần thuyết trình để thuyết phục các nhà đầu tư, sinh viên Duy Tân có cơ hội rèn luyện thêm kỹ năng trình bày ý tưởng ngắn gọn, có trọng tâm và cuốn hút người nghe.


    Hội thảo Khởi nghiệp về mảng năng lượng tái tạo không chỉ cung cấp kiến thức, chia sẻ kỹ năng, định hướng nghề nghiệp mà còn mang đến nhiều thông tin về cơ hội việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên Đại học Duy Tân.


    (Truyền Thông)

    Nguồn: duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4806&pid=2065&page=0&lang=vi-VN
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này