1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

70% lượng giấy tại Việt Nam làm từ giấy phế liệu

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi cartonthanhhung, 10/6/20.

  1. cartonthanhhung

    cartonthanhhung Member

    Tham gia ngày:
    29/4/20
    Thảo luận:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    121 Nguyễn Thế Truyện, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
    Web:
    Có thể mọi người sẽ bất ngờ khi biết rằng 70% sản lượng giấy dùng tại Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Không chỉ vậy, đa phần trong số này là được nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Canada và châu Âu.

    Nhu cầu sử dụng giấy của người Việt đang trên đà tăng nhanh trong các năm gần đây. Thậm chí nước ta phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy mỗi năm. Ngành giấy cũng có bước tăng trưởng mạnh, bình quân 11% đến 16% vào khoảng 2007 – 2016.

    [​IMG]

    Thực tế là các sản phẩm giấy chúng ta sử dụng hàng ngày cũng như giấy dùng cho sản xuất của các doanh nghiệp có đến 70% là làm từ giấy phế liệu. Có thể thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của giấy tái chế. Chúng là nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành công nghiệp tái chế. Ngành giấy dự kiến đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP quốc gia.

    Xem thêm: dịch vụ thu mua nhôm phế liệu giá cao uy tín

    Giấy phế liệu được dùng để tái chế giấy
    Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng chú ý đến vấn đề này. Vì việc tái chế hết sức cần thiết để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc các cơ sở thu mua tích cực gom phế liệu giấy để phục vụ ngành công nhiệp tái chế cũng góp phần giảm thiểu sự đùn đẩy nguồn tài nguyên này cho môi trường chịu trận.

    [​IMG]

    Đối với các doanh nghiệp, tận dụng phế liệu giấy để sản xuất có vai trò rất lớn. nó giúp họ cắt giảm chi phí bởi giá thành phế liệu tất nhiên thấp hơn nguyên liệu gốc. Bên cạnh đó chi phí để xử lý phế liệu cũng thấp hơn rất nhiều so với phát thải phế liệu ra môi trường.



    Việt Nam phải nhập khẩu phế liệu giấy để phục vụ nhu cầu

    Hiện nay nguồn cung cấp phế liệu giấy trong nước không đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp cũng như tiêu cùng của người dân. Do đó Việt Nam phải nhập khẩu phế liệu giấy số lượng lớn để phục vụ các hoạt động cần thiết. Theo các số liệu thống kê sơ bộ thì tỷ lệ thu gom giấy phế liệu tại Việt Nam chỉ đạt dưới con số trung bình của thế giới.

    [​IMG]

    Các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp và có năng lực tốt hoặc có vốn đầu tư nước ngoài rất cần nguồn nguyên liệu giấy nhập khẩu. Bởi chỉ có giải pháp đó mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn trong bối cảnh không đủ nguyên liệu sản xuất từ trong nước.

    Nguyên vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ công thương – ông Phan Chí Dũng – phát biểu trong Hội thảo Giải pháp chính sách hướng tới phát triển bền vững ngành sản xuất giấy tại Việt Nam: “70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ giấy phế liệu. Trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu”.

    Thực tế vấn đề về tầm quan trọng của giấy phế liệu tái chế
    Thực tế này dẫn đến một vấn đề trọng tâm là tầm quan trọng của giấy tái chế và phương pháp tối ưu nhất trong thời gian tới. Phần lớn đại biểu trong Hội thảo đã đóng góp ý kiến về việc siết chặt quản lý thu mua phế liệu, sửa đổi quyết định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Nguyên nhân là vì ngày nay có một số doanh nghiệp đang vô tình nhập “rác” về, gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

    [​IMG]

    Cũng có chuyên gia cho rằng nếu không nhập giấy phế liệu nữa thì các doanh nghiệp sẽ lao đao, rơi vào thế bị động và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. Mặt khác, chúng cũng làm ngưng trệ các ngành công nghiệp bao bì, xuất khẩu khi mà dây chuyền của các ngành này rất chặt chẽ. Không có nguyên liệu kịp thời thì tất nhiên hoạt động sản xuất giấy bị rối loạn.

    Khi nguyên liệu giấy phế liệu nhập khẩu không phục vụ cho hoạt động sản xuất nào mà vẫn được nhập về ồ ạt thì rõ ràng sẽ khiến Việt Nam thành một bãi rác. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường luôn tiềm ẩn sẽ có cơ hội được bùng nổ. Nhưng một khi nó là nguyên liệu quan trọng, cần thiết thì phải trở thành mặt hàng được giao dịch liên tục.

    [​IMG]

    Theo ông Đậu Anh tuấn, trưởng ban Pháp chế, VCCI khuyến nghị Việt Nam cần tham khảo cách quản lý phế liệu nhập khẩu của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó cũng xem xét để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể trong nước và cả thông lệ quốc tế. Cần cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

    Thiết nghĩ, việc cần thiết bây giờ là các cơ quan nhà nước nên tham vấn doanh nghiệp để khách quan hơn cho các nhận định, ý kiến. Từ đó chúng ta mới có thể hình thành và hoàn thiện khung quản lý thực tế nhất.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này