1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 28/9/20.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,334
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai

    Mặc dù là người độc lập với Trường Đại học (ĐH) Duy Tân về mọi phương diện, tôi vẫn coi mình là người có một mối liên hệ đặc biệt với ngôi trường này. Thậm chí, tôi luôn cảm thấy mắc nợ và có trách nhiệm với nó.

    [​IMG]

    PGS-TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

    Lý do rất đơn giản: ĐH Duy Tân, cùng với những người sinh thành và vận hành nó, mang lại cho tôi nhiều hiểu biết mới về những giới hạn, về năng lực trỗi dậy và tính triển vọng của vùng đất duyên hải miền Trung, và của đất nước Việt Nam trong bước chuyển đổi lịch sử khó khăn. ĐH Duy Tân là một sự thử nghiệm có giá trị lịch sử, là một hình mẫu phát triển cần được nghiên cứu nghiêm túc và phải được đối xử với thái độ trân trọng khoa học.

    Đối với tôi, nói đến ĐH Duy Tân là nói đến sự khác thường, duy nhất.

    Đây không phải là lời ngợi ca nhằm mục tiêu khuếch trương vô lối. Nhận định này được đưa ra một cách có trách nhiệm, dựa trên sự cân nhắc kỹ càng. Tính chính xác của nhận định được ghi nhận và bảo đảm bằng những biến cố, sự kiện mà ĐH Duy Tân từng trải qua, bằng chất lượng hoạt động suốt 26 năm qua của nhà trường. Và quan trọng nhất, nó được minh chứng bằng một bảng thành tích thực sự đáng nể.

    Tính chất khác thường, duy nhất đó thể hiện trong ngày sinh, trong tên gọi của nhà trường, xuyên suốt trong những kết quả nổi bật mà trường đạt được qua hơn ¼ thế kỷ qua.

    1. Trước hết, đó là sự khác thường về “ngày sinh”: ĐH Duy Tân được Thủ tướng ký quyết định thành lập vào ngày 11.11.1994. Ngày sinh với bốn con số 1 liền nhau, thật sự là hiếm có (Gần đây, thế giới ghi nhận có một sự lựa chọn trùng hợp như vậy. Đó là việc ông Jack Ma, chủ của Tập đoàn Alibaba, chọn ngày 11.11 làm ngày lễ “Độc thân” để bán hàng khuyến mãi hàng năm. Với sự lựa chọn độc đáo này, hệ thống thương mại điện tử của Alibaba bán được số hàng hóa kỷ lục, lên tới gần 40 tỉ USD chỉ trong một ngày lễ của năm 2019). Sự trùng hợp có vẻ ngẫu nhiên, tình cờ. Nhưng càng ngẫu nhiên, tình cờ thì chất “tâm linh” càng đậm đặc.

    Thực tế hoạt động của ĐH Duy Tân cho thấy bốn con số 1 “sinh thành” đó không mang tính hình thức. Dường như đó là những con số “định mệnh”, quy định cả khát vọng, cách làm cũng như kết quả phát triển của nhà trường, với hàm ý đạt được vị trí “hàng đầu”, địa vị “khác biệt”.

    2. Tên gọi của trường - Duy Tân - hầu như ai cũng biết là được đặt tên theo cách rất phổ biến, đến mức trở thành thông thường của các trường học - đặt theo tên các danh nhân hay sự kiện lịch sử nổi tiếng.

    Duy Tân là được đặt theo tên của một phong trào canh tân phát triển nổi tiếng bậc nhất của VN hồi đầu thế kỷ XX do nhà chí sĩ cách mạng Phan Chu Trinh khởi xướng. Do vậy, tuy vẫn là đặt tên theo phong cách phong trào, nhưng tên gọi cụ thể Duy Tân của trường ĐH lại hàm nghĩa một khát vọng cháy bỏng và nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ mà cả dân tộc VN đã theo đuổi trong nhiều thế kỷ.

    Giờ đây, ngay cả khi đất nước đã thật sự bước vào quỹ đạo đổi mới, mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, những người con của Quảng Nam - Đà Nẵng lập nên Trường ĐH Duy Tân, vừa để nhắc lại lịch sử hào hùng của quê hương, nhưng quan trọng hơn, là để khẳng định khát vọng tương lai, rằng dù đất nước đã chấp nhận đổi mới, đang đổi mới thành công thì nhiệm vụ đặt ra vẫn phải là tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần và năng lực đổi mới, canh tân, sáng tạo. Lập trường ĐH mang tên Duy Tân chính là để thực hiện sứ mệnh mà cha ông đã khởi xướng nhưng “chí chưa thành”.

    3. Hoạt động và kết quả thực tiễn: Duy Tân là một tên gọi để tự hào. Nó nhắc người ta về lòng tự hào miền Trung trong nỗ lực canh tân và phục hưng đất nước theo một cách độc đáo và khác biệt. Nhưng không chỉ là tên gọi, sâu xa và thực chất hơn, đó còn là một thông điệp phát triển, thấm đẫm trong mọi hoạt động của ĐH Duy Tân. Thông điệp này được thể hiện sinh động trong bảng thành tích 25 năm đáng tự hào của nhà trường.

    Xuất thân “tư thục” (vốn đã là một sự dị biệt, khác thường ở nước ta, do đó, suốt một thời gian dài ít nhiều phải chịu sự “phân biệt đối xử), lại ra đời trong bối cảnh nền kinh tế còn rất nghèo, lại đang vật lộn trong quá trình chuyển đổi đầy gian khổ, nghĩa là bắt đầu từ “tay trắng”, với một vị thế cạnh tranh nhiều bất lợi thế, ĐH Duy Tân đã lao vào cuộc đua tranh, bằng cách làm mới, mở các ngành đào tạo với sự “dẫn dắt” của nhu cầu thị trường và tầm nhìn “canh tân” - định hướng công nghệ cao và hội nhập quốc tế.

    Khó có thể kể hết những kết quả và thành tích cụ thể mà ĐH Duy Tân đã đạt được trong 25 năm qua.

    25 năm qua, Duy Tân đã trở thành một trường ĐH uy tín trong cả nước. Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với 20 Khoa, 10 Viện nghiên cứu, 22 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng; tổ chức đào tạo 5 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ, 12 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ; 33 ngành trình độ đại học; trong đó có 13 ngành hợp tác quốc tế về đào tạo với 4 đại học uy tín tại Hoa Kỳ; 6 chương trình liên kết đào tạo, 3 chương trình du học tại chỗ với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đài Loan; đào tạo hệ liên thông; hệ từ xa theo phương thức E-Learning.

    Các thành tích về số lượng đào tạo, cả sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ, số bài báo được công bố, số đề tài khoa học được thực hiện, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, liên kết đào tạo và nghiên cứu với các trường Đại học danh tiếng ở nước ngoài của ĐH Duy Tân đều thể hiện sự vượt trội. Sau 25 năm thành lập, trường đã tuyển sinh 25 khóa ĐH, cao đẳng với trên 100.267 sinh viên, 12 khóa Trung cấp chuyên nghiệp với 12.400 học sinh, 21 khóa Thạc sĩ 2.521 học viên, 7 khoá Tiến sĩ với 48 nghiên cứu sinh. Với 21 khóa đã tốt nghiệp, trường đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 1.279 Tiến sĩ, Thạc sĩ, 61.188 dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và hơn 8.000 học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp. Hơn 95% số sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm ngay sau 1 năm, ở khắp các địa phương trong cả nước và nước ngoài.

    Sau 25 năm thành lập, ĐH Duy Tân là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên của cả nước và là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; là Trường ĐH thứ hai của của VN kiểm định ngành đạt chuẩn ABET với 3 chương trình đào tạo: Kỹ thuật Mạng, Hệ thống Thông tin Quản lý, và Điện-Điện tử; là 1 trong 4 trường đại học có công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam năm 2018 và 2019; được tổ chức xếp hạng QS World University Rankings xếp Trường ĐH Duy Tân vị thứ 451, thuộc top 451-500 trường ĐH tốt nhất Châu Á.

    Cho đến nay, ĐH Duy Tân đã khẳng định được năng lực của mình và đang tích cực xác lập vị thế đua tranh quốc tế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, cách thức vận hành và hệ thống quản trị đã hình thành một cấu trúc mạnh, hiện đại, đủ sức đóng vai trò là cơ sở quan trọng, nền tảng mới cho một cuộc bứt phá mới của Trường.

    4. Con người Duy Tân

    Phong trào Duy Tân gắn với tên tuổi Phan Chu Trinh, một nhân vật kiệt xuất của miền Trung hồi đầu thế kỷ XX.

    Đại học Duy Tân gắn với tên tuổi người sáng lập nó – Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ. Hai con người đồng hương này gắn kết với nhau bằng khát vọng “Duy Tân” cho đất nước.


    Tôi dành sự kính trọng và yêu mến đặc biệt cho ông Lê Công Cơ, con người bé nhỏ nhưng luôn toát ra một sức sống mãnh liệt, với khát vọng to lớn và ý chí sắt đá. Đã từng đi xuyên qua cuộc chiến tranh với tư cách người lính, những phẩm chất của một chiến binh thực thụ ở ông vẫn được nuôi dưỡng và tiếp tục hừng hực cháy trên mặt trận giáo dục – đào tạo và khoa học. Có lẽ nhờ đó mà trong những thời điểm khó khăn, nhất là của thời kỳ “khởi đầu nan”, Duy Tân đã vượt qua được rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những rào cản, trói buộc của cơ chế.

    Nhưng ngoài những phẩm chất đó, có lẽ cần nhấn mạnh một điểm khác nữa. Đó là tinh thần trách nhiệm, tính dám chịu trách nhiệm đến cùng. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng trách nhiệm ở nơi ông mới chính là yếu tố “suy cho đến cùng” quyết định việc định hình chân dung ĐH Duy Tân với tư cách là một tổ chức đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học đẳng cấp cao, mang tính hình mẫu cho tương lai. Quả thật, hiếm thấy người tận tụy, nhiệt huyết với công việc như ông. Chính phẩm chất tận tụy và trách nhiệm với công việc của người sáng lập ĐH Duy Tân đã tạo nên sức mạnh, thuyết phục không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học mà cả các cấp chính quyền - để họ tận tình ủng hộ, giúp Duy Tân trụ vững trong những lúc cam go, vững bước tiến trong những thời kỳ khó khăn nhất.

    Những nguồn năng lượng dồi dào đó được ông truyền lại cho đội ngũ đang kế tục ông trong sự nghiệp Duy Tân. Đúng theo cả nghĩa đen, ĐH Duy Tân đang xây dựng thành công đội ngũ hành động theo đúng tinh thần “lớp cha trước, lớp con sau”, lớp trước tin cậy lớp sau, và lớp sau phát huy lớp trước xứng đáng, lên tầm cao mới.

    Bằng cách đó, trong khuôn hình “tư thục”, ĐH Duy Tân bổ sung thêm cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam một hình mẫu mới cụ thể về tổ chức và quản trị hiệu quả, phù hợp với các điều kiện phát triển hiện đại.

    5. Cộng đồng trách nhiệm

    Là ĐH tư thục “đời mới” đầu tiên của VN, những bước đi đầu tiên của Duy Tân là vô cùng gian khổ, trong đó, khó nhất là vì đây là hiện tượng “chưa từng có tiền lệ”, nên thường phải chịu “bị phân biệt đối xử”. Thật may là với sự nỗ lực hết mình cho một sự nghiệp đàng hoàng của chính những người sáng lập Duy Tân, nhà trường đã có được sự thấu hiểu và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, đặc biệt là của lãnh đạo Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT.

    Lãnh đạo Đà Nẵng coi Duy Tân là con ruột của mình. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng hiểu và ý thức được rằng Duy Tân là đứa con của cả vùng Duyên hải miền Trung nghèo nhưng khát học. Nhờ đó, Duy Tân được Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện, thậm chí, phần nào được bảo bọc, chở che khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

    Nhiều vị Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng có cách nhìn trân trọng như vậy đối với Duy Tân.

    Duy Tân còn kết nối với nhiều cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân các nhà giáo dục - nghiên cứu khoa học khác - để cộng tác, để tìm kiếm sự hỗ trợ. Và nhà trường hầu như luôn thành công với những sự tìm kiếm này. Như tôi biết, mọi người đều sẵn lòng cùng với Duy Tân. Không phải vì lợi ích tiền bạc hay danh vọng mà chủ yếu là vì đã tìm thấy một địa chỉ đúng để thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

    Ông Cơ vẫn nói với tôi Duy Tân chịu ơn những sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa này.

    Thực sự, sẽ không có ĐH Duy Tân với khát vọng Canh tân tri thức ngày càng được hiện thực hóa nếu không có sự đồng hành đầy tính sẻ chia này.

    Với ĐH Duy Tân, tuổi đời hãy còn rất trẻ - chỉ mới tròn 26 tuổi, nhưng đã đủ dữ liệu để viết thành lịch sử - một lịch sử nhọc nhằn, gian khổ, khởi đầu của công cuộc Duy Tân. Lịch sử đó sẽ là yếu tố bảo đảm cho một cuộc bứt phá mới, trong một thời đại phát triển mới.

    Con đường phía trước còn dài. Ra khơi sóng lớn. Trong khi những neo buộc, rào cản còn không ít, và không dễ vượt qua. Nhưng ĐH Duy Tân phải ra khơi. Đó là trách nhiệm đã trở thành định mệnh. Duy Tân phải đóng tàu to, hiện đại, phải chuẩn bị những năng lực vượt đại dương.

    Và tôi tin Duy Tân đã sẵn sàng.

    https://thanhnien.vn/giao-duc/truon...hac-biet-va-dinh-huong-tuong-lai-1278553.html
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này