1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

VI SINH PHÂN HỦY DẦU MỠ BIOBLOC 22

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi hang_bionetix, 7/3/18.

  1. hang_bionetix

    hang_bionetix New Member

    Tham gia ngày:
    7/3/18
    Thảo luận:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Hiện tại Công ty Nam Hưng Phú nhập khẩu và phân phối các sản phẩm này, mọi người có nhu cầu inbox nhé.
    I. Vi sinh xử lý nước thải Bionetix
    1. Nước thải công nghiệp
    - Stimulus: vi sinh khử mùi;
    - BCP 10: vi sinh xử lý nước thải có chứa chất hoạt động bề mặt;
    - BCP 11: vi sinh xử lý nước thải cao su, công nghiệp hóa chất;
    - BCP 25: vi sinh xử lý nước thải sữa;
    - BCP 80: vi sinh xử lý phân chuồng;
    - BCP 56: vi sinh xử lý nước thải thực phẩm, bia rượu;
    - BCP 57: vi sinh xử lý nước thải giấy và bột giấy.
    2. Nước thải đô thị
    - BCP 12: vi sinh kỵ khí;
    - BCP 22: vi sinh xử lý nước thải thực phẩm chế biến dầu mỡ cao;
    - BCP 50: bùn hoạt tính sinh hoạt;
    - BCP 655: vi sinh xửu lý nito cho nước thỉ sinh hoạt và công nghiệp;
    - BIOBLOC 22: bảo trì trạm bơm nước thải;
    - ECO – SEPT: xử lý hầm tự hoại
    3. Vi sinh ao nuôi
    - BCP 54: vi sinh cho trang trại nuôi cá, tôm.

    II. Chất khử mùi Ecolo
    1. Khử mùi hôi bề mặt
    - Biostreme 111F: khử mùi bề mặt cho nước thải, rác thải;
    - Biostreme 9442F: khử mùi bề mặt cho nước thải, rác thải;
    - Biostreme 101: khử mùi ủ phân compost;
    - Biostreme 201: khử mùi nước thải và giảm COD, BOD;
    - Biostreme 301: xử lý dầu mỡ, chống tắc nghẽn đường ống;
    - Biostreme 222 PONDX:
    2. Khử mùi không khí
    - Airsolution 9312: khử mùi hôi nhà xưởng;
    - Airsolution 9314: khử mùi hôi nhà xưởng, khu vực mở;
    - Airsolution 530: khử mùi cho nồi hấp;
    - Airsolution Advance: khử mùi không khí khu vực công cộng.
    - Geltech: khử mùi không khí khu vực công cộng.

    III. Vi sinh EVOGEN F.O.G
    - Vi sinh Evogen F.O.G: xử lý photpho trong nước thải.

    VI. POLYMER XỬ LÝ NƯỚc



    Thông tin liên hệ:
    Ms Hằng – 0949 906 079
    Email: tuthuyhang.nhp@gmail.com
    Website: namhungphu.com
     

    Các file đính kèm:

    Chia sẻ trang này

  2. hang_ecolo

    hang_ecolo New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/17
    Thảo luận:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP. Hồ Chí Minh
    Web:
    Khi nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và lượng nước thải, nước ô nhiễm ngày càng tăng thì việc áp dụng các phương pháp xử lý nước ngày càng được quan tâm. Cũng vì lý do đó, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với số lượng lớn, đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. Tuy nhiên, một vấn đề mới phát sinh và tồn tại trong các nhà máy này đó là sự xuất hiện mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải.

    [​IMG]
    Trạm Xử lý nước thải – Nhà máy sản xuất nội thất
    Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải

    Trong quá trình xử lý bùn, các hợp chất có mùi khác nhau có thể được hình thành do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, phụ thuộc nhiều vào loại nước thải được xử lý (công nghiệp hay thương mại), hoặc hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, những chất thường gặp hơn cả là Methanethiol (CH4S), Skatoles (C9H9N), axit vô cơ, andehit, xeton, hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử nitơ hoặc lưu huỳnh. Các hợp chất này có thể bắt nguồn từ sự phân hủy kỵ khí của các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, đặc biệt là protein. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi ở đầu ra của đường cống và trong các nhà máy xử lý nước thải nói chung.

    [​IMG]
    Khu vực ép bùn thải của Trạm xử lý nước thải
    Trong số các hợp chất vô cơ, amoniac và hydro sunfua (H2S) được coi là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi của nước thải sinh hoạt. H2S có mùi trứng thối, bất kỳ sự bay hơi hoặc rò rỉ nào trong quá trình này có thể dẫn đến các tình trạng rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí xung quanh.

    Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và đưa ra những chỉ số nhất định về việc phát hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải. Sau đây là một số thông số để biểu thị nồng độ của mùi:

    • Ngưỡng cảm nhận (ATC: Absolute Threshold Concentration), được định nghĩa là nồng độ tối thiểu có thể được phát hiện mùi bằng khứu giác. Trong một số trường hợp, giá trị trung bình hình học của các phép đo của các cấu tử đơn lẻ được sử dụng.
    • Ngưỡng mùi (TON), hoặc số lượng độ pha loãng cần thiết để giảm nồng độ của mẫu đến ATC.
    • Nồng độ phơi sáng tối đa (TLV: Giá trị giới hạn ngưỡng): Nồng độ tối đa mà mọi người có thể tiếp xúc trong khoảng thời gian 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần và 50 tuần một năm (trung bình có trọng số trên 8 giờ), trong thời gian làm việc là 40 năm.
    • Nồng độ tối đa cho phép (MAC: Maximum Allowable Concentration): Nồng độ tối đa không bao giờ được vượt quá.
    Dưới đây là bảng thống kê các chỉ số kể trên với những hợp chất hoá học được tìm thấy trong luồng không khí tồn tại rong các nhà máy xử lý nước thải.

    Hợp chất ATC (ppm) TLV (ppm) MAC (ppm) Mùi đặc trưng
    Hydrogen Sulfide 0,00047 10 50 (Mỹ) Trứng thối
    Amoniac 46.8 25 37.5 (Anh) Hăng
    Methyl Mercaptan 0,0021 10 Bắp cải thối
    Carbon Dusulfide 0.21 Ngọt/ Hăng
    Biphenyl Sulfide 0,0047 Cao su
    Chất sulfua không mùi 0.001 Rau thối rữa
    Sưu tầm
    Giải pháp xử lý mùi của hệ thống xử lý nước thải
    Để xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện,…. Bước đầu tiên là xác định nguồn gốc. Khi đã xác định được nguồn gốc của mùi hôi, có nhiều giải pháp khác nhau có thể được áp dụng để kiểm soát mùi hôi. Một số giải pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI:

    • Xử lý mùi hôi bề mặt nước thải: BioStreme9442F
    [​IMG]
    Sử dụng BioStreme9442F – xử lý mùi hôi bề mặt nước thải trong bể chứa
    • Xử lý mùi hôi không khí xung quanh trạm xử lý nước thải: AirSolution9314
    [​IMG]
    Sử dụng AirSolution9314 Xử lý mùi hôi không khí xung quanh trạm xử lý nước thải
    Các sản phẩm này sử dụng dễ dàng và hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt không chứa gốc vi sinh vật nên sẽ không gây ảnh hưởng đến người sử dụng và vi sinh vật trong các bể xử lý nước thải. Ngoài ra sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ.

    Sản phẩm được sản xuất bởi Hãng ECOLO Odor Control Technologies Inc (Canada) – Hãng khử mùi nổi tiếng trên thế giới. Và được Công ty Nam Hưng Phú nhập khẩu trực tiếp và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.

    Tham khảo sản khẩm: BIOSTREME9442F và AIRSOLUTION9314

    Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079 để được tư vấn và giải đáp.
     
  3. hang_bionetix

    hang_bionetix New Member

    Tham gia ngày:
    7/3/18
    Thảo luận:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    AirSolution9312/9314 giúp bạn giải quyết vấn đề mùi hôi khu vực ép và chứa bùn thải sau xử lý.
    [​IMG]Xử lý mùi hôi nhanh chóng;
    [​IMG]Dễ sử dụng, hiệu quả cao;
    [​IMG]An toàn và không chứa vi sinh vật.
    Quy cách: 20 lít/thùng
    Xuất xứ: Hãng Ecolo - Canada
    [​IMG] 0949906079 để được tư vấn rõ hơn về sản phẩm
     
  4. hang_ecolo

    hang_ecolo New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/17
    Thảo luận:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP. Hồ Chí Minh
    Web:
    Chu trình của Nitơ và quá trình xử lý Nitơ trong nước thải
    Posted on Tháng Hai 17, 2022


    Chu trình Nitơ có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển hoá các hợp chất của Nitơ trong nước tự nhiên hay nước thải như amoni (NH4+/NH3), nitrit (NO2–), nitrat (NO3–) hoặc ure,… thành N2 thoát ra môi trường. Vậy chu trình Nitơ và quá trình xử lý Nitơ trong nước thải là gì? Chúng diễn ra như thế nào? Các hệ thống xử lý nước thải ứng dụng chu trình Nitơ ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn.

    Chu trình Nitơ là gì?
    Nitơ là một nguyên tố chiếm khoảng 78% thể tích bầu khí quyển và là thành phần quan trọng cấu thành nguyên sinh chất tế bào, cấu trúc của protein. Trong tự nhiên Nitơ tồn tại ở nhiều dạng hợp chất hoá học, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá vật chất giữa các dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

    Trong môi trường hiếu khí, thực vật và động vật chết sẽ bị vi sinh vật phân huỷ, thải ra amoniac và amoniac bị oxy hoá thành nitrit, nitrat. Nitrat, amoniac từ phân huỷ hiếu khí và từ quá trình cố định đạm sẽ tham gia xây dựng tế bào thực vật mới. Chất hữu cơ chứa nitơ trong thực vật được động vật tiêu thụ để sản xuất protein động vật.

    Chu trình Nitơ trong nước
    Trong môi trường nước, sự chuyển hoá của hợp chất nitơ có những nét đặc trưng riêng. Hợp chất nitơ ít có sẵn trong nguồn nước, chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động của con người dưới dạng hợp chất chứa nitơ (axit amin, protein,…) các chất này dễ dàng bị thuỷ phân (phản ứng với nước) tạo thành amoni. Amoni sẽ chuyển hoá hoặc dịch chuyển theo 1 trong 3 phương thức sau:

    • Đóng vai trò chất dinh dưỡng cho tảo và các loại thuỷ sinh để tạo ra sinh khối;
    • Bay hơi vào không khí dưới dạng Amoniac (khí NH3) và phụ thuộc vào pH của nước. Amoniac là một bazơ yếu có cường độ bazơ là 9,25. Tại pH = 9,25 thì 50% nồng độ tồn tại ở dạng trung hoà và có khả năng bay hơi 50% (NH3), 50% còn lại ở dạng ion amoni (NH4+). Vì vậy pH cao là một điều kiện cần để amoniac bốc hơi;
    • Sự có mặt của amoni trong nước dẫn đến nhu cầu tiêu thụ oxy, do amoni bị oxy hoá thành nitrit (vi khuẩn nitrosomonas) và nitrat (vi khuẩn nitrobacter).
    [​IMG]
    Chu trình Nitơ trong nước thải diễn ra như thế nào?
    Trong nước thải các hợp chất Nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng amoni, nitrat, nitrit và trong các hợp chất hữu cơ. Nhìn chung tất cả các loại nước thải đều chứa hợp chất nitơ, tuỳ theo quy định và yêu cầu về mức độ xử lý mà các bể xử lý nước thải và thiết bị sẽ khác nhau.

    Trong đó các vi sinh vật sử dụng các hợp chất nitơ có trong nước thải để xây dựng tế bào, một phần tế bào bị chết (phân huỷ nội bào) tiết ra amoniac và 1 phần tạo ra lượng sinh khối mới.

    Loại vi sinh tự dưỡng đại diện là Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosolobus,… thực hiện phản ứng oxy hóa amoni với oxy để sản xuất năng lượng cho mục đích hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển. Quá trình oxy hoá tới nitrit và nitrat gọi là quá trình nitrat hoá. Tiếp theo vi sinh tùy nghi, dị dưỡng đại diện là Nitrobacter, Nitrospira, Nitrococcus,… khử nitrit, nitrat với chất hữu cơ (chất cho điện tử) để tạo thành khí nitơ (gọi là quá trình khử nitrat). Khí nitơ là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học trong nước thải.

    Xử lý Nitơ trong nước thải
    Các hệ thống xử lý nước thải hiện nay chủ yếu ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư, cụ thể là áp dụng 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat trước khi xả thải ra môi trường, 2 quá trình này diễn ra như sau:

    Quá trình nitrat hóa (môi trường hiếu khí)

    Quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ (đặc trưng là amoni) thành nitrit (do vi khuẩn nitrosomonas) và tiếp tục thành nitrat (vi khuẩn nitrobacter) phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ oxy hòa tan trong nước và pH, nhiệt độ,…

    Bước 1. Vi khuẩn nitrosomonas sẽ chuyển hóa amoni thành nitrit

    NH4+ + 1,5O2 → NO2– + 2H+ + H2O

    Bước 2. Vi khuẩn nitrobacter sẽ chuyển hóa nitrit (NO2– ) thành nitrat (NO3– )

    NO2– + 0,5O2 → NO3– (kết thúc quá trình nitrat hóa)

    Phản ứng tổng của quá trình nitrat hoá được viết lại như sau:

    NH4+ + 2O2 → NO3– + 2H+ + H2O

    Quá trình khử nitrat (môi trường thiếu khí)

    Là quá trình vi sinh chuyển hoá các dạng NO3–, NO2– , NO, N2O về dạng N2 hay quá trình khử nitơ từ dạng hoá trị dương về dạng hoá trị không. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử nitrat (NO3–) và nitrit (NO2–) theo chuỗi chuyển hóa:

    NO3– → NO2– → NO → N2O → N2↑

    Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý. Vi sinh vật thực hiện quá trình khử Nitrat có tên chung là Denitrifier bao gồm ít nhất là 14 loại vi sinh vật có thể khử nitrat như Bacillus, Pseudomonas, Paracoccus, Spirillum, Thiobacillus,.. phần lớn chúng thuộc loại dị dưỡng, tức là sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp tế nào một số ít thuộc loại tự dưỡng.

    [​IMG]
    Yếu tố quan trọng liên quan đến quá trình khử nitrat là cơ chất (chất hữu cơ, CH3OH,…), và kiểm soát nồng độ oxy trong nước để hiệu quả khử nitrat được tối ưu.

    Như vậy về cơ bản, các hệ thống xử lý nước thải sẽ ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn xả thải. Nam Hưng Phú với nhiều năm kinh nghiệm vận hành và tư vấn sẽ giúp bạn giải quyết các vần đề về nito trong xử lý nước thải một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí cùng BCP655.

    Liên hệ HOTLINE: 0949906079
     
  5. hang_ecolo

    hang_ecolo New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/17
    Thảo luận:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP. Hồ Chí Minh
    Web:
    Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn goc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy.

    Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

    • Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
    • Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
    Vừa qua, Nam Hưng Phú đã có chuyến khảo sát một trạm xử lý nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản. Một số hình ảnh cụ thể trong chuyến đi:

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trao đổi thông tin của hệ thống và kiểm tra một số chỉ tiêu trong hệ thống như: pH, DO, MLSS và SV30 tại các bể.

    [​IMG]
    Sau khi khảo sát Trạm xử lý nước thải trên, Nam Hưng Phú đề xuất phương án bổ sung vi sinh BCP22 và BCP655 và điều chỉnh một số vấn đề trong quá trình vận hành. Dưới đây là thông tin vi sinh của Bionetix:

    [​IMG]
    BCP22

    Vi sinh hiếu khí xử lý nước thải chứa nhiều dầu mỡ, ..

    [​IMG]
    BCP655

    Vi sinh xử lý Nitơ trong nước thải công nghiệp, đô thị

    Các sản phẩm trên được nghiên cứu và sản xuất bởi BIONETIX INTERNATIONAL từ Canada. Với mật độ vi sinh lên đến 5 tỷ CFU/gram sản phẩm. Và Nam Hưng Phú là đơn bị nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.


    Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949 906 079
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này