1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

10 Nguyên nhân gây Viêm loét dạ dày - Ai cũng có thể mắc phải!

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi binhle, 13/10/20.

  1. binhle

    binhle New Member

    Tham gia ngày:
    20/8/20
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm loét dạ dày tá tràng có thể phát triển thành bệnh mãn tính, nguy hiểm hơn là dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày.

    Viêm loét dạ dày là hiện tượng bệnh lý gây ra tổn thương cho những tế bào niêm mạc dạ dày, làm hình thành những vùng viêm, loét ở niêm mạc dạ dày.

    [​IMG]

    Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày

    Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, cần xác định chính xác nguồn gốc tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

    Nhiễm bệnh Hp

    Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. Pylori) là những nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Chúng cư trú ở dưới lớp chất nhày bảo vệ dạ dày và nằm trên lớp niêm mạc.Vi khuẩn Hp “cư ngụ” trong lớp chất nhày dạ dày - lớp này có vai trò bảo vệ lớp niêm mạc khỏi những tiếp xúc với axit dạ dày. Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn Hp tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn để làm suy yếu chất nhầy. Đồng thời, chúng cũng tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.

    Lớp niêm mạc không còn được bảo vệ bởi lớp dịch nhày, những tổn thương do axit HCl có trong dịch vị là không thể tránh khỏi. Khi dạ dày không còn được bảo vệ bởi chất nhầy, bề mặt niêm mạc lộ ra bị tổn thương trong quá trình co bóp nghiền nát thức ăn. Từ đó, hình thành những ổ viêm loét gây đau đớn cho người bệnh.

    Xem thêm: Cách điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

    Lạm dụng thuốc điều trị

    Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và aspirin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày lên 4 lần so với người không sử dụng. Nguy cơ chảy máu tăng nếu NSAID được kết hợp với thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), corticosteroid , antimineralocorticoid và thuốc chống đông máu.

    Các loại thuốc kháng viêm có chứa thành phần làm ức chế khả năng tiết dịch vị của các tuyến, trong khi đó, dịch vị lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, NSAID còn ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày và lưu lượng máu ở niêm mạc, giảm tiết bicarbonat và chất nhầy, làm giảm tính toàn vẹn của niêm mạc. Các trường hợp sử dụng thuốc trong thời gian dài với liều dùng cao sẽ khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề và gây ra xuất huyết tiêu hóa.

    Căng thẳng quá độ

    Căng thẳng là trạng thái tâm lý tiêu cực có hại cho sức khỏe. Khi nào bộ rơi vào trạng thái stress, áp lực kéo dài, hệ thống thần kinh lúc này truyền tín hiệu tới dạ dày, kích thích quá trình sản xuất pepsin và axit hydrochloric khiến cho huyết quản, môn vị dạ dày co thắt, tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc.

    Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá

    Rượu bia được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày phổ biến nhất. Chất ethanol có trong rượu không chỉ gây hại trực tiếp cho thực quản mà còn ăn mòn niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tiết dịch vị. Quá trình tiêu hóa không sử dụng hết sẽ làm dịch vị axit ứ đọng lại và gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

    Chế độ ăn uống không hợp lý

    Vì bận rộn, nhiều người thường bỏ qua bữa ăn để dành thời gian cho công việc. Tuy nhiên, chính thói quen xấu này lại gây ra những bệnh nghiêm trọng, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xuất phát từ chế độ ăn uống phản khoa học:

    • Bỏ bữa, ăn không đúng giờ

    • Để bụng quá đói hoặc quá no

    • Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn

    • Sử dụng nhiều thực phẩm đường phố, thức ăn nhanh

    • Dung nạp nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
    Di truyền

    Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học, người thuộc nhóm máu O và có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường.

    Bệnh lý

    Trong một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là yếu tố thứ phát của các bệnh lý như viêm ruột thừa, tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh bạch cầu, viêm phổi, suy thận, thoát vị hoành, viêm phế quản, xơ gan,…

    Các yếu tố khác

    Các trường hợp hy hữu sau đây cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

    • Dị vật không may lọt vào dạ dày

    • Dị ứng, miễn dịch

    • Rối loạn cơ năng thần kinh, rối loạn tự miễn

    • Nhiễm độc hóa chất

    • Hội chứng Zollinger-Ellison (điển hình bởi hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức)
    Để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mỗi người nên tự xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh khỏi những nhân tố gây bệnh trên. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời hãy thay đổi thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bạn và gia đình.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này