1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Bất động sản Nhật Nam phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid 19

Thảo luận trong 'Nhà đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi babychuyentin, 15/1/22.

  1. babychuyentin

    babychuyentin Member

    Tham gia ngày:
    3/1/21
    Thảo luận:
    146
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    DNTH: Trong khi bài toán phục hồi sau đại dịch Covid - 19 đang khiến nhiều doanh nghiệp phải "đau đầu" thì vẫn có những cái tên đang chứng tỏ được khả năng chống chịu và vươn lên một tầm cao mới nhờ xây dựng được mô hình quản trị theo hướng phát triển bền vững, đa dạng hoá nguồn thu.
    Không có ngoại lệ
    Kể từ cuối năm 2019 trở về trước, giới chuyên gia từng lạc quan để đưa ra dự báo về những gam màu sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Bước sang năm 2020, tất cả dự báo đó đã thay đổi khi dịch bệnh Covid - 19 xuất hiện và giáng đòn chí mạng vào nền kinh tế vốn đang trong giai đoạn hồi phục.
    Tại Việt Nam, làn sóng Covid - 19 lần thứ 4 bùng phát, Chính phủ phải áp dụng các biện pháp giãn cách dài hạn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và 19 tỉnh phía Nam đã khiến các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực rơi vào thế "khó chồng khó", thậm chí "kiệt sức".
    Theo thông tin từ Hiệp hội môi giới Bất động sản Việt Nam, giãn cách xã hội khiến nhiều công trình phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng, thêm vào đó người dân giảm thu nhập cùng với tâm lý chờ đợi đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường bất động sản.
    Liên hệ với chủ một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết, trước dịch công ty có 200 nhân viên và nhiều văn phòng giao dịch nhưng đến nay đã phải đồng loạt trả mặt bằng, đóng cửa công ty và cho nhân viên về quê.
    Vị này cho biết, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn khi khách hàng, nhà đầu tư đã ký hợp đồng mua đất không có tiền thanh toán, nhiều người chấp nhận chịu phạt để thanh lý hợp đồng.
    "Tôi chưa biết đến khi nào công ty sẽ mở cửa trở lại bởi bây giờ hoạt động chi phí mỗi tháng phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng, trong khi tiền hiện nay đang đọng lại ở các dự án nên không có khả năng kinh tế để duy trì", vị này chia sẻ.
    Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãnh đạo của nhiều Tập đoàn bất động sản có tiếng cũng phải thừa nhận đã "quá sức chịu đựng" khi thời gian qua Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam siết chặt, gần như các dự án mới không thể triển khai, dự án cũ thì đã "đứng hình" trong gần 2 năm nay.
    Bên cạnh những khó khăn về việc dự án chậm tiến độ, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, các doanh nghiệp bất động sản còn vướng "nút thắt" liên quan đến vốn bởi hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn coi hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nên chưa xem xét giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng và hạn chế giải ngân. Trong khi với bối cảnh như hiện nay, vốn đang là "máy trợ thở" đối với các doanh nghiệp bất động sản.
    [​IMG]
    Yếu tố quyết định tên tuổi doanh nghiệp
    Thực tế, để thích ứng với khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp huy động vốn ngoài nguồn tín dụng ngân hàng như phát hành trái phiếu, phát hành riêng lẻ cổ phiếu, kêu gọi đầu tư... đi kèm với bản kế hoạch sử dụng vốn một cách cụ thể.
    Những bản kế hoạch này được vẽ ra rất đẹp, rất tiềm năng nhằm thoả mãn mục tiêu của ông chủ doanh nghiệp để huy động vốn. Chúng được hợp thức hoá khéo léo, hợp lệ để nhà đầu tư hoặc là tin tưởng, hoặc là đánh đổi lợi ích để cho qua. Do đó, không ít doanh nghiệp đã không thực hiện được đúng như cam kết.
    Theo số liệu của Fiin Group, chỉ số lãi vay của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trong năm 2020 giảm về mức 0,7 lần. Hệ số nợ vay ròng/EBITDA tăng lên tới 17,3 lần. Hiểu đơn giản, lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra không đủ trả lãi vay.
    Vậy, bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp đang tích cực huy động vốn trên thị trường hiện nay là “phải làm gì để không “hứa lèo” với nhà đầu tư”?
    Theo bà Vũ Thị Thuý, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam, để gây dựng và phát triển bền vững được một doanh nghiệp thì việc giữ đúng chữ tín, thực hiện đúng cam kết luôn phải đặt lên hàng đầu.
    “Chúng tôi họp với nhau hàng này, thậm chí là hàng đêm để tìm hướng đi cho doanh nghiệp. Làm thế nào để hút được khách hàng và giữ đúng cam kết với người hợp tác. Đó là bài toán khó, và nhờ sự quyết đoán cũng như sự đồng hành của đội ngũ lãnh đạo công ty, tôi đã chọn được hướng đi đúng”, bà Thuý nói.
    Theo đó, công ty thực hiện phương pháp “không bỏ trứng cùng một giỏ”, hoạt động kinh doanh bất động sản làm trọng tâm nhưng nguồn thu còn đến từ chuỗi dịch vụ nhà hàng, karaoke, resort…
    Không những vậy, tại lĩnh vực bất động sản cũng được chia nhỏ. Trong đó, bất động sản Nhật Nam hiện sở hữu 5 quỹ đất ở các tỉnh thành phố gồm Phú Quốc, Tây Ninh, Mỹ Đức (Hà Nội), Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi nơi lại gồm nhiều khu khác nhau. Đơn cử tại Thanh Hoá có 5 quỹ đất tại 5 huyện; Thành phố Hồ Chí Minh có 2 quỹ đất khác nhau.
    “Không phải ngẫu nhiên mà tài sản và vốn hóa các công ty lớn trên thế giới như Apple, Amazon, Microsoft, Tencent... trong khủng hoảng Covid - 19 vẫn phình to. Có được điều này là nhờ đa dạng hóa nguồn thu nhập, biến "nguy" thành "cơ" trong khủng hoảng. Công ty Nhật Nam đã áp dụng phương pháp này ngay từ ngày đầu thành lập nên dễ dàng miễn nhiễm Covid - 19”, vị CEO của Nhật Nam chia sẻ.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này