1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thảo luận trong 'Sức Khỏe & Sắc Đẹp' bắt đầu bởi Nhatanh21, 30/4/21.

  1. Nhatanh21

    Nhatanh21 New Member

    Tham gia ngày:
    2/8/19
    Thảo luận:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Sau một ngày lao động, làm việc và học tập mệt mỏi, căng thẳng, chúng ta đều muốn có một giấc ngủ ngon để hồi phục lại năng lượng chuẩn bị cho một ngày làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, dù cơ thể rất mệt mỏi, uể oải, căng thẳng, stress, nhưng chúng ta lại cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, thức giấc giữa đêm, dạy quá sớm khiến cho cơ thể cảm thấy không sảng khoái, lờ đờ, không tỉnh táo, đầu óc choáng váng, quay cuồng khi tỉnh dạy. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

    1. Bệnh mất ngủ là gì?
    Bệnh mất ngủ là một từ khóa thể hiện cho rối loạn giấc ngủ bao gồm các rối loạn phổ biến như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, không sâu, không đủ giấc, thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại sau đó, thức dậy quá sớm, ngủ dạy thấy cơ thể không soảng khoái, tinh thần uể oải, toàn thân mỏi nhức.

    Bệnh mất ngủ thường chia thành hai dạng:

    • Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ, khó ngủ diễn ra một vài ngày hoặc dưới một tháng, tần suất không thường xuyên. Dạng mất ngủ này có thể tự khỏi sau khi người bệnh điều chỉnh lại lối sống, giờ giấc, lịch làm việc, chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ.
    • Mất ngủ mạn tính: Đây là một dạng mất ngủ xảy ra thường xuyên với tần suất dày được và có thời gian trên một tháng trở lên. Dạng mất ngủ này không chỉ ảnh hưởng nặng tới sức khỏe của người bệnh mà còn là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan nên dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài.
    Theo chuyên gia khuyến cáo, một giấc ngủ ngon cần đảm bảo đủ về yếu tố thời gian, đủ độ sâu, độ chất lượng và thức dạy cảm thấy sảng khoái. Trung bình người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ ngày, trẻ em và trẻ chưa vị thành niên cần ngủ nhiều hơn từ 9 – 12 tiếng/ ngày.

    Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp các cơ quan được nghỉ ngơi, bài tiết độc tố, tái tạo năng lượng lại cho cơ thể. Nếu không có một giấc ngủ tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hiệu suất làm việc, sức khỏe của người bệnh và về lâu dài sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

    [​IMG]

    2. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ
    Trường hợp tự nhiên mất ngủ, khó ngủ là rất hiếm gặp, thông thường mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon đều có các nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mất ngủ:

    • Thần kinh căng thẳng, stress
    Công việc, học tập, cuộc sống, chuyện gia đình, chuyện tình cảm, tiền bạc, lo lắng về người thân,... khiến cho cơ thể bạn luông căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi, trầm cảm, áp lực làm cho thần kinh bị ức chế không sản sinh được melatonin dẫn đến bạn khó ngủ và không có giấc ngủ ngon.

    • Tuổi tác cao
    Những người có tuổi tác cao chu kỳ ngủ - thức của họ bị giảm sút đáng kể theo độ tuổi. Bên cạnh đó, do các bệnh lý về tuổi tác như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, xương khớp, thần kinh, đau nhức cũng khiến cho người bệnh khó ngủ và mất ngủ.

    • Thói quen sinh hoạt thường ngày
    Lối sống thiếu khoa học, nuông chiều bản thân đặc biệt lớp trẻ khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thói quen ngủ không đúng giờ giấc, ăn quá no vào ban đêm, lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đá vào buổi tối, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trước khi ngủ, ngủ trưa quá nhiều, ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
    Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm xoang, hen xuyễn, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng,...cũng gây ra rối loạn giấc ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Đây là tác dụng phụ của những loại thuốc này gây ra, tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi dừng sử dụng thuốc.

    • Môi trường sống và làm việc
    Môi trường sống ô nhiễm và nhiều bụi bẩn, quá ồn ào do gần các công trình thi công ban đêm, do lịch trình làm việc thay đổi luôn phiên giữa ngày và đêm khiến giấc ngủ bị đảo lộn, do lệch múi giờ, khoảng cách vị trí địa lý dẫn đến nhịp sinh học bị xáo trộn và rối loạn khiến cho mất ngủ và khó ngủ. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi chuyển đến môi trường sống tốt hơn hoặc thích nghi với múi giờ sinh sống mới.

    • Ảnh hưởng của một số bệnh lý
    Cơ thể đang mắc những bệnh lý như: bệnh rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh tim, tiểu đường, đau nhức xương khớp, đau nhức thần kinh, viêm xoang, trào ngược dạ dày, dị ứng, rối loạn tiền đình,...cũng khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nặng nề.

    [​IMG]

    3. Nhận biết bệnh mất ngủ như thế nào?
    Dấu hiệu của bệnh mất ngủ rất đa dạng, có nhiều loại, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa mỗi người mà có những dấu hiệu khác nhau. Một số biểu hiện điển hình của bệnh mất ngủ như sau:

    • Khó đi vào giấc ngủ mặc dù cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, ngáp nhiều.
    • Ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc nửa chừng và khó ngủ lại
    • Ngủ mơ sảng, hoảng loạn, hoảng hốt, toát mồ hôi
    • Cơ thể mệt nhoài, nhưng vẫn không ngủ nổi, trằn trọc cả đêm
    • Ban ngày buồn ngủ nhiều, nhưng đến đêm lại không thể ngủ được
    • Thức dậy quá sớm
    • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ khi ngủ dạy
    • Khó tập trung, khó ghi nhớ một điều gì đó, phản xạ kém, tiếp thu chậm trong khi làm việc hay học tập.
    • Một số trường hợp nặng còn dẫn đến khả năng nhận thức bị mất tạm thời
    4. Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ
    Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh mất ngủ của bạn, tùy vào nguyên nhân gây ra và mức độ của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.

    Một số phương pháp điều trị mất ngủ:

    Điều trị mất ngủ tại nhà
    Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ tại nhà:

    • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giấc và thức dậy đúng giờ giấc, kể cả những ngày nghỉ hay cuối tuần cũng cần tuân thủ điều này. Khung giờ vàng của một giấc ngủ tốt là đi ngủ trước 23h đêm và thức dạy vào 6h sáng.
    • Vệ sinh phòng ngủ để đảm bảo các yếu tố sau: phòng ngủ thoáng mát, không quá chật hẹp, không ồn ào, yên tĩnh, ít đèn ( nên sử dụng đèn ngủ ), nhiệt độ thích hợp, đệm gối không quá mềm hoặc cứng.
    • Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ như cafe, trà đặc, thuốc lá, nước tăng lực, đồ uống có ga,..Không nên ăn quá no, thức ăn khó tiêu trước khi ngủ, không nằm sau khi ăn, chúng ta nên đi dạo trước khi ngủ 1 tiếng.
    • Cải thiện tâm lý bằng cách tắm nước ấm trước khi ngủ, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, tập thở, thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, suy nghĩ lạc quan để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
    • Kiểm soát tâm lý, tránh căng thẳng, stress, xúc động quá mức sẽ gây khó ngủ
    • Kiểm tra các loại thuốc bạn đang sử dụng có thành phần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn không, nếu có hãy dừng sử dụng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ
    • Hạn chế ngủ vào buổi trưa, nếu quá mệt thì chỉ nên chợp mắt 30 phút, không nên ngủ quá nhiều khiến khó ngủ vào ban đêm
    Nếu phương pháp này vẫn không giúp giấc ngủ của bạn được cải thiện, hãy đi thăm khám và theo dõi giấc ngủ của bạn để có những phương pháp thay thế kịp thời.

    Điều trị bằng thuốc Tây y
    Việc điều trị mất ngủ của Tây y chủ yếu đưa ra các biện pháp điều trị nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng đối với những người mất ngủ cấp tính, những người mất ngủ mãn tính không được khuyến khích sử dụng thuốc tây vì những rủi ro do tác dụng phụ của thuốc là rất lớn. Một số loại thuốc sử dụng cho mất ngủ cấp tính: Thuốc an thần melatonin, thuốc ngủ, thuốc ức chế thần kinh,...Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được thông qua chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

    Điều trị bằng Đông y
    Sử dụng các liệu pháp điều trị mất ngủ của đông y cũng rất tốt cho người mất ngủ, bấm huyệt, châm cứu, tắm nóng lạnh, xông hơi, thở 4 thì, tập yoga, luyện dưỡng sinh, thiền...kết hợp một số thảo dực như mật ông, trà hoa cúc.

    Nếu tình trạng tâm lý người bệnh vẫn không được cải thiện thì cần thực hiện điều trị với bác sỹ tâm lý.

    Sử dụng thuốc nam chữa bệnh mất ngủ
    [​IMG]

    Sử dụng thuốc nam chữa bệnh mất ngủ cấp tính hay mãn tính được nhiều người tin dùng và sử dụng. Bởi hiệu quả cao và an toàn. Các thảo dược mà thuốc nam sử dụng đều có sẵn trong tự nhiên và lành tính, cung cấp lượng lớn dược tính cho cơ thể người bệnh.

    Thuốc nam giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, các chứng mất ngủ cấp tính và mãn tính. Phục hồi các tổn thương do mất ngủ gây ra ở hệ thần kinh, đặc biệt thần kinh thực vật, giúp não bộ phát triển tốt hơn, tăng khả năng nhận thức, tiếp thu, tập trung của người bệnh, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm nguy cơ teo não, đột quỵ do tổn thương não bộ quá mức. Giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp, cải thiện chứng rối loạn tâm lý, hỗ trợ bài tiết độc tố trong gan và thận, hỗ trợ tiêu hóa cho dạ dày và đại tràng khiến người bệnh ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn, tình trạng sức khỏe được cải thiện đáng kể.

    Bên cạnh đó, thuốc nam còn cải thiện tâm sinh lý cho cả nam giới và nữ giới, giảm chứng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới, điều hòa kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ giới.

    Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược có sẵn trong tự nhiên, mọc nhiều ở khu nơi bạn sinh sống giúp an thần, kích thích giấc ngủ và giải độc tố trong cơ thể. Một số thảo dược bạn có thể sử dụng tại nhà như: cây đinh lăng, cây lạc tiên, cây trinh nữ ( cây xấu hổ), cây nữ lang, tâm sen, lá tằm, lạc tiên, cam thảo, bạc hà,...

    Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến y bác sỹ trước khi sử dụng, vì trong quá trình đun sắc có thể khiến giảm chất lượng của thảo dược và một số thảo dược khuyến cáo không được sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

    NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

    ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

    HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089

    WEBSITE: thankinhthucvat.vn

    EMAIL: chualanhbenh@gmail.com
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này