1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Bệnh viêm lợi các thông tin bạn nên lưu ý ?

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi Tranminh5346, 30/6/21.

  1. Tranminh5346

    Tranminh5346 New Member

    Tham gia ngày:
    26/3/20
    Thảo luận:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nguyên nhân viêm lợi là gì? Đâu là nguyên nhân sưng lợi? Đọc ngay top 20 nguyên nhân gây viêm lợi hàng đầu sau đây để biết cách phòng tránh hiệu quả.
    Viêm lợi là 1 trong 2 bệnh răng miệng phổ biến nhất bên cạnh sâu răng. Khi bị viêm lợi, bạn sẽ thấy lợi bị sưng, dễ chảy máu, lợi có mủ, tụt lợi thậm chí có thể mất răng nếu không điều trị.
    Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm lợi? Nguyên nhân viêm lợi được chia làm 2 dạng chính:
    Viêm lợi do mảng bám (cao răng)
    Viêm lợi do các nguyên nhân khác, bao gồm: Yếu tố di truyền, Yếu tố bệnh lý và Yếu tố hành vi.
    Dưới đây là top 20 nguyên nhân gây viêm lợi hàng đầu:

    1. Tuổi tác – Nguyên nhân viêm lợi ít người chú ý
    Viêm lợi sẽ thường xảy ra nhiều hơn ở 1 số độ tuổi nhất định, nhiều nhất có thể kể đến là các bé trong độ tuổi ăn dặm 1-2 tuổi và người cao tuổi.
    [​IMG]
    Răng khấp khểnh là 1 nguyên nhân viêm lợi phổ biến.
    Ở độ tuổi ăn dặm, răng và nướu của các bé mới mọc nên rất nhạy cảm, độ tuổi này chưa thể tự vệ sinh răng miệng, khó làm sạch các vụn thức ăn. Vì vậy, nếu cha mẹ không chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách, răng lợi non nớt của các bé rất dễ bị viêm nhiễm.
    Ngược lại, đối với người , tuổi càng cao thì răng miệng càng bị lão hoá, yếu ớt và đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt ở người cao tuổi, các biến chứng và hậu quả của viêm lợi thường nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ và người lớn.

    2. Yếu tố di truyền
    Bệnh viêm lợi có di truyền không? Đây là thắc mắc của khá nhiều người về nguyên nhân gây bệnh viêm lợi. Theo nghiên cứu của Tổ chức Nha khoa Thế giới, có đến 30% trường hợp bị viêm lợi là do yếu tố di truyền.

    Thực tế thì bệnh viêm lợi không phải là 1 bệnh di truyền mà do di truyền các yếu tố của miệng như hình thái răng, chất men răng, độ nông sâu của rãnh răng, nước bọt,… và các yếu tố này là tiền đề gây bệnh viêm lợi.

    3. Răng khấp khểnh – Nguyên nhân viêm lợi thường gặp
    Răng mọc không đều làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, đặc biệt là các khe kẽ khó làm sạch được mảng bám (nơi cư trú của vi khuẩn gây viêm lợi).

    Chính vì vậy, những người có hàm răng khấp khểnh thường có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn so với những người răng đều với cùng 1 điều kiện chăm sóc răng miệng.

    4. Loãng xương – Bệnh lý là nguyên nhân gây viêm lợi
    Bệnh loãng xương sẽ làm giảm mật độ chất khoáng trong răng, dẫn đến mòn chân răng, mất xương chân răng. Kẽ hở giữa chân răng và lợi là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây viêm lợi phát triển và làm lợi tách ra khỏi chân răng nhanh hơn.

    Do đó, những người bị loãng xương thường có nguy cơ cao bị viêm lợi, tụt lợi, và ngược lại, đây cũng là 1 trong các dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương.

    5. Viêm lợi do bệnh tiểu đường
    Lượng đường trong máu cao sẽ làm cho các mạch máu dày lên, vì vậy làm giảm khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đến lợi. Nướu răng bị thiếu dinh dưỡng sẽ yếu đi và dễ bị nhiễm khuẩn.

    Đồng thời, ở người bị bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt cũng cao hơn so với người bình thường. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn kết hợp với các mảnh thức ăn đọng trên răng thành những mảng bám lớn gây viêm nướu.

    Thêm nữa, sức đề kháng của bệnh nhân tiểu đường giảm nên dễ mắc bệnh viêm lợi cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác như: lở miệng, nhiệt miệng hay nhiễm trùng do nấm.

    6. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị viêm lợi
    AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch do virus HIV gây nên. Hội chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, làm cho bệnh nhân không còn sức đề kháng và dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus khác, trong đó viêm lợi cũng không ngoại lệ.

    Nhiễm HIV dẫn đến giảm tế bào lympho T, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng. Vì vậy, các bệnh nhân nhiễm HIV thường sẽ bị viêm lợi và phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh như chảy máu lợi tự phát, viêm nha chu, thậm chí mất răng.

    7. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
    Việc vệ sinh răng miệng tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Chính những sai lầm trong quá trình chăm sóc này lại là nguyên nhân gây viêm lợi cũng như dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.

    >>> Xem thêm: https://kienthucnhakhoa.at.webry.info/202106/article_15.html?1624089319

    Một số sai lầm trong cách vệ sinh răng miệng mà nhiều người thường mắc phải như: đánh răng sai cách, sử dụng bàn chải không phù hợp, dùng nước súc miệng không đảm bảo,…

    Điển hình là việc đánh răng hằng ngày, chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta đang đánh răng sai cách nhưng không hề biết. Nhiều người đánh răng quá mạnh và quá kỹ, đánh nhiều lần trong ngày và họ nghĩ như vậy mới sạch. Nhưng thực tế đây có thể là nguyên nhân gây viêm lợi, bởi răng nướu đã bị tổn thương nghiêm trọng.

    Những mảng bám của thức ăn đọng lại trên răng thường khá mềm và lỏng. Vì thế chỉ cần chải nhẹ thì chúng sẽ theo nước thoát ra ngoài.

    8. Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải không phù hợp
    Sử dụng bàn chải không phù hợp được coi là nguyên nhân viêm lợi gián tiếp và gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Khi sử dụng bàn chải lông quá cứng để đánh răng, chúng có thể gây tổn thương nướu của bạn.

    Những sợi lông cứng này kết hợp với việc chà xát mạnh vào nướu sẽ gây ra cảm giác khó chịu trong suốt quá trình đánh răng. Ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu, thậm chí gây chảy máu chân răng.

    Ngược lại, bàn chải quá mềm sẽ không làm sạch được các mảng bám trên răng, từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây hại cho răng.

    9. Sử dụng nước súc miệng không chất lượng và sai cách
    Nước súc miệng được dùng để loại bỏ các mảng bám trên răng. Tuy nhiên, khi dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không đúng khuyến cáo có thể gây tác dụng ngược.

    Và đây có thể là một trong những nguyên nhân viêm lợi. Đặc biệt, khi bạn lạm dụng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày, chúng sẽ làm thay đổi môi trường trong miệng, gây khô miệng, rát và nứt nẻ nướu.


    Sử dụng nước súc miệng không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân viêm lợi.

    Lưu ý, các loại nước súc miệng có thành phần là kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, làm cho bệnh có thể diễn tiến nặng hơn sau khi ngưng sử dụng.
    Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại nước súc miệng có thành phần thảo dược, vừa có hiệu quả chữa bệnh viêm lợi dứt điểm, vừa an toàn khi sử dụng.

    10. Hút thuốc – Nguyên nhân gây viêm lợi
    Một sự thật mà ai cũng biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn hút, thậm chí là nghiện. Theo thống kê của ngành Y khoa, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng nhiều gấp 3 – 6 lần so với người bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân viêm lợi mà chúng tôi muốn nhắc đến.

    Ở những người hút thuốc lá, các mảng bám và cao răng sẽ tồn đọng ở trên và dưới nướu răng. Lâu ngày chúng sẽ gây lở loét, hoại tử lợi, thậm chí là mất răng.

    Thuốc lá làm lan rộng và tăng mức độ nặng của viêm nướu. Vì vậy, người hút thuốc trong nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm lợi mạn tính. Không chỉ vậy, răng miệng của những người hút thuốc lá còn bị vàng ố, hơi thở hôi, nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc miệng.


    Răng nướu của những người hút thuốc lá thường xuyên bị biến đổi về màu răng và nướu bị viêm.

    11. Thở bằng miệng gây khô miệng
    Những người có thói quen thở bằng miệng hoặc mắc các bệnh lý gây khô miệng sẽ có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn. Khô miệng sẽ làm giảm tiết hoặc gián đoạn tiết nước bọt.

    Nước bọt trong miệng đóng vai trò là 1 môi trường kiềm nhẹ giúp trung hoà các thức ăn chứa axit cũng như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

    Nếu như bạn bị khô miệng, nước bọt không đủ để tạo ra thế cân bằng này sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây nên viêm lợi.

    12. Chế độ ăn uống không cân bằng
    Chế độ dinh dưỡng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ nói chung và sức khoẻ răng miệng nói riêng. Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ lạnh hay thức ăn quá mềm cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.
    Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra những rối loạn trong quá trình trao đổi chất. Bị thiếu hụt các loại vitamin chính là nguyên nhân viêm lợi.
    Ví dụ như khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng, đánh răng dễ gây chảy máu và dễ bị viêm lợi. Thiếu vitamin A sẽ làm cho miệng bị khô, bong các lớp niêm mạc, làm niêm mạc dễ bị hoại tử.

    13. Viêm lợi do ăn quá nhiều đồ ngọt
    Lượng đường chứa trong đồ ngọt sẽ bám vào các kẽ răng, lâu dần tích tụ thành các mảng bám lớn, đây chính là môi trường cho các vi khuẩn phát triển.
    Những mảng bám này tồn tại ở chân răng chính là nơi trú ngụ của vi khuẩn – nguyên nhân sưng nướu răng, làm cho nướu răng bị tấy đỏ, đau nhức.

    14. Ăn đồ cay nóng hoặc quá lạnh
    Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thường được sử dụng hằng ngày như: hạt tiêu, ớt, kem lạnh,… khi ăn vào sẽ dễ gây kích ứng và là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi.
    Khi ăn những loại thức ăn này sẽ làm cho nhiệt độ trong khoang miệng đột ngột thay đổi, dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt, tạo cảm giác răng bị ê buốt và đau nhức.
    Nếu bạn thường xuyên ăn những món ăn có vị chua, cay cũng rất dễ bị viêm lợi. Vì những thức ăn này làm bỏng rát, sưng tấy và lở loét nướu răng.

    15. Viêm lợi do ăn thức ăn quá cứng hoặc mềm
    Những loại thực phẩm cứng như bỏng ngô, bánh đa, mía,… khi ăn dễ gây các vết xước nhỏ trên lợi, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công nướu răng.
    Ngược lại, những người thường xuyên ăn thức ăn mềm cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao. Bởi thói quen này làm cho cấu trúc răng ngày càng yếu đi, răng chỉ thích hợp với các loại thức ăn mềm.
    Đến khi ăn những loại cứng, răng sẽ hoạt động khó khăn hơn, những tiếp xúc, cọ xát khi đó sẽ dễ gây tổn thương. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân sưng lợi ít người nghĩ đến.

    16. Viêm lợi do uống bia rượu thường xuyên
    Một nghiên cứu ở Mỹ cho biết: “Khi theo dõi 40.000 người đàn ông từ 45 – 75 tuổi trong vòng 8 năm, các nhà khoa học nhận thấy uống bia rượu đều đặn sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm lợi lên đến 20%”.
    Nguyên nhân viêm lợi ở đây là do những chất trong bia rượu làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến khoang miệng bị khô, khiến cho vi khuẩn phát triển và ngày càng lan rộng ra.
    Ban đầu lợi sẽ bị sưng đỏ lên, khi đánh răng thì bị chảy máu. Nếu kéo dài, vùng nướu này sẽ bị viêm nặng hơn, chân răng ngày càng yếu và răng sẽ rụng.
    Ngoài ra, sử dụng bia rượu thường xuyên còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đồng thời làm biến đổi màu răng, phá hủy cấu trúc răng gây sâu răng.

    17. Trám răng hoặc bọc răng sứ
    Rất nhiều người sau khi trám răng hoặc bọc răng sứ gặp tình trạng viêm lợi. Vậy nguyên nhân do đâu?

    Tại sao bọc răng sứ lại là nguyên nhân viêm lợi?

    Một số nguyên nhân viêm lợi chính khi trám răng, bọc răng sứ có thể kể đến đó là:
    Trám răng hoặc răng sứ không được chế tác chính xác: Trám răng hoặc bọc răng sứ bị thiếu tạo kẽ hở dẫn đến tích tụ thức ăn, mảng bám và vi khuẩn. Ngược lại, bọc răng sứ nếu bị thừa sẽ gây cộm ở lợi, làm lợi liên tục bị kích ứng, dễ sưng viêm.
    Do không điều trị bệnh lý răng miệng triệt để trước khi tiến hành trám răng, bọc răng sứ.
    Do chưa vệ sinh kỹ bề mặt răng trước khi trám răng hay dán răng sứ, các mảng bám, vi khuẩn sẽ tiếp tục gây bệnh bên trong.
    18. Viêm lợi do tác dụng phụ của các thuốc
    Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… sẽ gây ra các tác dụng phụ điển hình như khô miệng. Do các loại thuốc này làm giảm chức năng của tuyến nước bọt và dẫn đến tình trạng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào lợi gây tổn thương và viêm nhiễm.

    Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các thuốc sau đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm lợi:
    Sử dụng thuốc tránh thai
    Sử dụng thuốc steroid
    Sử dụng thuốc chống co giật
    Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi
    Hóa trị
    19. Viêm lợi do thay đổi nội tiết
    Trong các thời điểm cơ thể có sự thay đổi hormone như dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh,… cũng làm tăng nguy cơ viêm lợi.

    Những bà bầu đang mang thai, cơ thể thường nhạy cảm hơn so với những người bình thường. Hệ miễn dịch lúc này cũng suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

    Đồng thời hormone trong cơ thể thay đổi ảnh hưởng xấu đến da, tóc, chế độ ăn uống và răng miệng. Chế độ ăn uống thay đổi, cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công nên các bà bầu rất dễ bị viêm lợi.

    Đối với những người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, tuyến nước bọt tăng mức độ hoạt động nên dễ gây viêm tuyến nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm lợi.
    [​IMG]
    Bà bầu là đối tượng dễ mắc viêm lợi.

    20. Stress, trầm cảm – Nguyên nhân viêm lợi ít được biết tới
    Theo 1 nghiên cứu mới đây, căng thẳng thường xuyên sẽ làm tăng tích tụ mảng bám trên răng, dễ gây chảy máu chân răng, kể cả sau khi stress đã đi qua 1 thời gian.

    Khi bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, các hormone bất lợi sẽ sinh ra, làm cơ thể mất đi phản ứng miễn dịch và hạn chế khả năng hồi phục khi mắc bệnh. Chính vì vậy viêm lợi sẽ có cơ hội bùng phát khi bạn bị stress hoặc trầm cảm.

    Ngoài ra, khi căng thẳng, con người sẽ có xu hướng tiêu thụ các đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Đây cũng là 1 nguyên nhân gây viêm lợi đã nói ở trên. Bạn nên học cách giải toả căng thẳng, đối phó với trầm cảm để hạn chế mắc bệnh viêm lợi cũng như các bệnh lý khác.

    Trên đây là top 20 nguyên nhân gây viêm lợi hàng đầu mà không phải ai cũng biết. Để có hàm răng chắc khỏe, nướu răng hồng hào, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này