1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Bí quyết tăng cân cho người gầy hiệu quả

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi rvxbinhphuoc, 29/3/22.

  1. rvxbinhphuoc

    rvxbinhphuoc Member

    Tham gia ngày:
    6/4/21
    Thảo luận:
    511
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Bí quyết tăng cân cho người gầy hiệu quả Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh ăn nhiều nhưng không tăng cân, luôn tự hỏi bản thân “tại sao ăn hoài không mập”, giá cân điện tử 2 số lẻ hãy tham khảo bài viết sau để bước đầu tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân của mình là gì, từ đó chủ động đi khám và biết cách tăng cân hiệu quả, an toàn. [​IMG] Nguyên nhân ăn nhiều không tăng cân Vì sao có người “chỉ hít khí trời cũng mập”, ngược lại mình dùng cả thanh xuân để “ăn cả thế giới” mà ăn hoài không mập. Đây là câu hỏi rất được quan tâm bởi hội người GẦY muốn TĂNG CÂN. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ăn nhiều nhưng không tăng cân, “ăn mãi không béo”. Đó có thể là vì “cơ địa” (1). Bởi yếu tố di truyền đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hoặc vì hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động kém hay bạn đang mắc phải các vấn đề bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy cụ thể, Tại sao ăn hoài không mập? Dưới đây liệt kê các nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến nhiều người ăn nhiều mà không tăng cân, ăn hoài mà không mập được chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra: Rất nhiều người gặp phải tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân 1. Bữa ăn hàng ngày không đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ăn hoài không mập ở nhiều người do nhu cầu năng lượng hàng ngày mà cơ thể cần không được đáp ứng đủ qua các bữa ăn, dù bạn có vẻ ăn số lượng nhiều. Khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng từ thực phẩm, cơ thể sẽ tự động chuyển sang sử dụng lượng glucose dự trữ trong gan, cơ bắp hoặc chuyển hóa các tế bào mỡ và protein thành năng lượng để sử dụng. Theo đó, nếu quá trình sử dụng năng lượng dự trữ xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể gầy ốm, giảm khả năng miễn dịch, sức chịu đựng kém. 2. Chế độ ăn uống thất thường Thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Điều này làm giảm lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể trong ngày để đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống. Ăn quá nhiều trong một bữa. Việc ăn quá nhiều, ăn quá no sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải và gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó cũng có thể dẫn đến ăn nhiều nhưng không tăng cân. Thói quen ăn đêm. Nhiều người cho rằng ăn đêm sẽ giúp tăng cân, nhưng ăn đêm sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi cảm giác đầy bụng, khó chịu và nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản… Tất cả những điều này cũng góp phần khiến cân nặng bị ảnh hưởng và bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không mập. Chưa kể, chế độ ăn uống thất thường cũng sẽ làm chênh lệch nồng độ đường huyết và các thành phần dinh dưỡng khác trong cơ thể, ở những thời điểm khác nhau. Khi bị đói, cơ thể sẽ sử dụng nguồn glucose, mỡ và protein dự trữ; nhưng khi ăn quá no, năng lượng dư thừa có xu hướng chuyển thành mỡ xấu trong cơ thể. 3. Mắc các vấn đề bệnh lý nguy hiểm Tại sao ăn hoài không mập? Có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Bởi một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm cho nhiều người dù ăn nhiều nhưng không tăng cân như mong muốn. Một người nếu có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và chia đều chúng trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng ăn hoài vẫn không mập hoặc không duy trì được cân nặng như mong muốn, hãy nghi ngờ mình đang mắc một trong các bệnh lý dưới đây: Bệnh cường giáp Cường giáp (2) gây ra tình trạng tiết quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến cho quá trình trao đổi chất của người bệnh diễn ra nhanh hơn và đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày. Cường giáp nếu không được điều trị có thể khiến bệnh nhân bị sụt, khó và không thể tăng cân, ngay cả khi ăn rất nhiều. Bệnh cường giáp làm tăng mức chuyển hóa, đốt calo nhiều hơn bình thường nên có thể khiến bạn ăn nhiều không tăng cân. Bệnh đái tháo đường Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) thường dẫn đến ăn nhiều mà không tăng cân. Bệnh đái tháo đường thường gắn với người béo phì, nên ít người biết rằng tiểu đường là nguyên nhân khiến người gầy ăn hoài không mập. Bởi lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể người bệnh đái tháo đường sẽ được đào thải qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất glucose, từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh dù ăn nhiều nhưng không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Bệnh đái tháo đường bao gồm: Đái tháo đường loại 1: Đây là tình trạng tự miễn dịch, trong đó tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản xuất insulin, loại hormone chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose. Đái tháo đường loại 2: Thường xảy ra ở người trưởng thành, do insulin trong cơ thể bị giảm nồng độ và giảm chức năng, dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao. Bệnh viêm ruột Thuật ngữ bệnh viêm ruột (IBD) dùng để chỉ những bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… Tình trạng viêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây tiêu chảy, mất nước…. Và vì thế, người bệnh cũng khó tăng cân hơn bình thường. Rối loạn ăn uống Đây là vấn đề có liên quan đến yếu tố tâm lý và tâm thần, khi người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và duy trì cân nặng bình thường. Trong một số trường hợp bị rối loạn nặng, chán ăn tâm thần có thể gây giảm cân nhanh chóng và khó có thể tăng cân trở lại. (3) 4. Quá trình chuyển hóa năng lượng cao Tại sao ăn hoài không mập? Vốn đã là một người gầy, những người có “cơ địa” ăn nhiều nhưng không tăng cân thường quá trình chuyển hóa năng lượng cao hơn, khiến cơ thể càng khó tăng cân hơn. Cụ thể, người bình thường sẽ tiêu hao từ 1300 – 1500 kcal/1 ngày thì người gầy khó tăng cân sẽ tiêu hao 1.600 – 1.800 kcal/ngày, mặc dù sinh hoạt của cả hai là như nhau. Do đó, người gầy có mức chuyển hóa năng lượng cao hơn sẽ khó tăng cân hơn. Nói một cách dễ hiểu, chuyển hoá năng lượng cao là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày cao hơn so hơn với người bình thường khác. Dấu hiệu tương đối dễ nhận biết ở người ăn nhiều không tăng cân. Với những người gầy mắc phải tình trạng này thường sẽ có biểu hiện như da luôn nóng, tim đập nhanh… Để hạn chế quá trình này, người gầy ăn nhiều mà không tăng cân nên tránh nước ngọt, các chất kích thích và bổ sung những thực phẩm có tính hàn – mát để dùng trong thực đơn hằng ngày của mình. 5. Khó chuyển hóa năng lượng thành cân nặng hơn Đây là một nguyên nhân dẫn khác đến người gầy dù ăn nhiều nhưng không tăng cân mà ít người biết đến. Tại sao ăn hoài không mập? Người có “cơ địa” gầy khó hấp thu, gầy kinh niên lâu năm thường có tốc độ chuyển hóa năng lượng thành cân nặng chậm hơn người bình thường, dẫn đến khó tăng cân. Nên dù ăn nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng khó tăng cân hơn người bình thường. 6. Lười vận động và tập thể dục thể thao Trong suy nghĩ của một số người, hạn chế vận động sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng từ đó giúp tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Luyện tập thể dục thể thao sẽ kích thích và điều hòa quá trình chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tăng sự dẻo dai và khối lượng cơ bắp của cơ thể. Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn ăn hoài không mập Bên cạnh đó, luyện tập còn giúp tăng mật độ xương của cơ thể, góp phần tăng cân, hạn chế tình trạng loãng xương trong tương lai. 7. Uống thuốc gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột Một số loại thuốc, đặc biệt các loại kháng sinh điều trị bệnh có thể gây tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột từ đó gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng như hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, ảnh hưởng đến cân nặng. Lạm dụng thuốc tăng cân, tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cơ thể mệt mỏi và khó tăng cân. Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều người tự ý mua và sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng “giúp tăng cân” mà không có chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm được quảng cáo “thành phần thiên nhiên, tăng cân hiệu quả” này có thể gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy), rối loạn nhịp tim hoặc hen suyễn, phát ban, sốc phản vệ khi dị ứng với các thành phần của thuốc. Vì vậy, cần cẩn trọng và chỉ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cân, tăng cơ dưới sự giám sát của bác sĩ. 8. Các yếu tố khác gây khó tăng cân Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: Do chế độ dinh dưỡng: Thói quen không ăn sáng, bỏ bữa, uống ít nước…; Do tập luyện không đúng cách, tập luyện quá mức; Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng chất kích thích và các đồ uống có cồn, thiếu ngủ,… Do ký sinh trùng giun sán; Và các nguyên nhân khác ảnh hưởng do di truyền và do cơ địa,… Nên làm gì khi ăn nhiều mà không tăng cân? Nếu rơi vào tình trạng ăn nhiều không tăng cân hay ăn hoài không mập trong thời gian dài bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng nguyên nhân, tư vấn hướng can thiệp kịp thời hoặc điều trị bệnh (nếu có) để tìm ra cách giúp tăng cân cân trở lại và duy trì cân nặng ổn định.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này