1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi Thạch Phi, 6/5/21.

  1. Thạch Phi

    Thạch Phi Member

    Tham gia ngày:
    25/4/21
    Thảo luận:
    446
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi thường dùng thuốc hoặc hóa chất để phòng trị bệnh cho vật nuôi và môi trường. Việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh trong nuôi trồng là điều cần thiết, nhằm làm giảm tổn thất và đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, người nuôi cần phải biết các nguyên tắc sử dụng cơ bản để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn thực phẩm,… Dưới đây là các cách dùng thuốc để phòng, trị các bệnh của động vật thủy sản.
    [​IMG]
    Tắm cho động vật thủy sản
    Cách này thường dùng thuốc với nồng độ cao, trong một thể tích nhỏ và thời gian ngắn (có thể 10 phút, 20 phút …).
    Cách làm: thu gom động vật thủy sản vào trong một bể có thể tích nhỏ, pha thuốc hoặc hóa chất có nồng độ cao, tắm nhanh cho động vật thủy sản để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.
    Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc, không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thủy sản trong thủy vực; thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm.
    [​IMG]
    Phun thuốc vào lồng, ao nuôi
    Dùng thuốc phun trực tiếp vào lồng, xuống ao nuôi với nồng độ thuốc thấp, song thời gian tác dụng của thuốc dài. Cách này này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời.
    Phun thuốc vào lồng, ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thủy sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thủy vực. Thuốc dùng tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi khoảng 10 lần.
    [​IMG]
    Treo túi thuốc
    Phương pháp này thường dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan trong nước. Một lượng thuốc nhất định được đựng trong một túi, chất lượng của túi cho phép các phân tử thuốc sau khi đã hòa tan có thể đi qua và vào môi trường nước.
    Treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh và trị bệnh lúc mới phát sinh; thường được áp dụng trong hình thức nuôi lồng bè. Túi thuốc được treo ở góc lồng, đầu dòng chảy… Cách này có ưu điểm là tiết kiệm thuốc, thao tác đơn giản, động vật ít bị ảnh hưởng bởi thuốc.
    Cần dùng lượng thuốc sao cho nồng độ thuốc đạt yêu cầu, duy trì trong 2 – 3 giờ và treo liên tục trong vòng 3 ngày.
    [​IMG]
    Dùng thuốc bôi trực tiếp
    Động vật thủy sản bị nhiễm một số bệnh ngoài cơ thể thường dùng thuốc có nồng độ cao bôi trực tiếp vào vết loét để giết chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.
    Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ, hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn, thuận lợi và ít ảnh hưởng đến vật nuôi.
    [​IMG]
    Trộn thuốc vào thức ăn
    Dùng thuốc trộn vào thức ăn, sau đó cho động vật thủy sản ăn theo các liều lượng.
    Thuốc được tính theo hai cách: lượng thuốc g/kg thức ăn hoặc lượng thuốc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thủy sản.
    Nhược điểm là khi cho thức ăn có thuốc xuống ao, một phần thuốc sẽ bị phân tán ra ngoài môi trường nước, những con bệnh nặng, yếu đã bỏ ăn không sử dụng được thuốc; ngược lại những con khỏe thì ăn lượng thuốc nhiều hơn cần thiết
    [​IMG]
    Tiêm thuốc

    Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thủy sản kích thước lớn. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ, hay những lúc cá bị bệnh nặng với số lượng không nhiều, hoặc một số loài động vật thủy sản quý hiếm.
    [​IMG]
    Ngoài ra, người nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.
    Thông tin liên hệ:
    CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC GIA PHÁT
    Địa chỉ: 750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 0918 768 519 - 0903 405 117
    Email: salengocgiaphat@gmail.com
    Facebook: https://fb.com/nlts.NgocGiaPhat

    XEM THÔNG TIN THÊM TẠI ĐÂY :
    http://ngocgiaphat.com/cac-phuong-phap-su-dung-thuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san.html
     

    Các file đính kèm:

    • 5(6).jpg
      5(6).jpg
      Kích thước:
      95.6 KB
      Đọc:
      26

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này