1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Các triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi bslevanquynh, 10/6/20.

  1. bslevanquynh

    bslevanquynh New Member

    Tham gia ngày:
    9/6/20
    Thảo luận:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Các triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc
    [​IMG]
    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường diễn biến qua 3 giai đoạn là giai đoạn​



    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường diễn biến qua 3 giai đoạn là giai đoạn đau khớp vai, giai đoạn khớp vai đông cứng và giai đoạn tan đông.

    Ở giai đoạn đau khớp vai, bệnh nhân bị đau khớp vai ban đầu nhẹ sau một vài tuần hoặc một vài tháng đau tăng dần, tình trạng đau kéo dài một vài tháng, đau cả khi nghỉ ngơi và đau nhiều về đêm. Ở giai đoạn này, chưa có hạn chế vận động khớp vai nhưng do đau, tầm vận động của khớp giảm dần, các động tác chải đầu, gãi lưng, đưa tay ra trước sau bị hạn chế.

    Sau 6-8 tháng, bệnh chuyển sang giai đoạn khớp vai đông cứng. Lúc này, vận động của khớp vai đã giảm đến mức như bị đông cứng lại. Để thực hiện một vận động của cánh tay đều phải kéo theo cả vận động của xương bả vai bệnh nhân, khớp ổ chảo - cánh tay gần như không vận động. Bệnh nhân không thể cử động vai, không với tay lên hay với tay lấy đồ vật được. Tay có khớp vai đông cứng chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi khớp ngày càng đông cứng, triệu chứng đau giảm dần nhưng đau không mất hoàn toàn. Giai đoạn khớp vai đông cứng thường kéo dài từ hai đến sáu tháng.

    Ở giai đoạn tan đông, khả năng vận động của khớp vai tăng dần nhưng tăng chậm chạp. Để khớp vận động lại bình thường phải mất từ một đến chín tháng, có khi kéo dài hàng năm. Tuy nhiên, khi khả năng vận động của vai tốt lên thì triệu chứng đau vai trở lại, đau không nhiều như trước nhưng kéo dài đến vài tháng sau khi khớp vai đã vận động bình thường.

    3. Các biện pháp điều trị viêm quanh khớp thể đông đặc
    [​IMG]
    Ngoài giảm đau kháng viêm cần kết hợp các biện pháp làm giãn bao khớp, phá dính giúp phục hồi chức năng khớp​



    Viêm quanh khớp thể đông đặc là một bệnh khó điều trị do bao khớp bị viêm dính, dày, xơ hóa dẫn đến mất chức năng khớp. Ngoài giảm đau kháng viêm cần kết hợp các biện pháp làm giãn bao khớp, phá dính giúp phục hồi chức năng khớp.

    3.1. Điều trị bằng thuốc

    Về dùng thuốc, trong thời gian đầu, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm NSAID đường uống hoặc đường tiêm, trong trường hợp đau nhiều trong giai đoạn đầu và giai đoạn tan đông có thể cân nhắc dùng thuốc Corticoid.

    Giai đoạn đông khớp, có thể kết hợp corticoid với thuốc tê trong bơm áp lực, bơm vào ổ khớp để bóc tách các xơ dính. Khi bơm sẽ có cảm giác như bao khớp bị rách nhưng đó là các điểm dính được bóc tách. Vị trí tiêm ở mặt trước, phía dưới và ngoài mỏm quạ của khoang khớp vai. Nên tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm để vào đúng vị trí. Cần chú ý điều kiện vô khuẩn khi tiêm, nếu không vô khuẩn tốt sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn khớp vai.

    3.2. Điều trị bằng vật lý trị liệu

    Các thuốc giảm đau chống viêm chỉ giúp kiểm soát cơn đau và giảm viêm, để giải phóng các bao khớp bị dính, cứng và nâng tầm vận động của khớp vai, cần phải thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu. Đối với các bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông đặc, vật lý trị liệu có vai trò quan trọng mà không phương pháp điều trị nào thay thế được, tập vật lý trị liệu sớm, thực hiện đúng kỹ thuật và kiên trì thì khớp mới có khả năng vận động được như ban đầu. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là:
    • Sử dụng các phương pháp vật lý như sóng ngắn, sóng cực ngắn, bức xạ hồng ngoại, vi sóng, điện xung, điện di ion thuốc có tác dụng chống viêm và tăng tuần hoàn dinh dưỡng cho khớp vai.
    • Thực hiện các bài tập chức năng như: bài tập con lắc, tập với dụng cụ,kéo nắn trị liệu bằng tay, tập theo tầm vận động khớp vai với các động tác gấp cánh tay ra trước, gấp cánh tay ra sau, xoay cánh tay,... giúp giãn bao khớp, phá các điểm dính khớp, làm tăng diện tích khớp từ đó nâng tầm vận động khớp vai. Mỗi ngày nên tập 2 lần, mỗi lần ít nhất là 30 phút đến 1 tiếng.
    3.3. Điều trị can thiệp

    Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, chức năng khớp vai của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các điều trị can thiệp như:

    3.3.1. Mổ nội soi khớp vai

    Mổ nội soi khớp vai để bóc tách các chỗ dính, cắt gọt các gai xương, cắt đốt các dải xơ dính, các ổ viêm mạn của bao khớp. Tuy nhiên sau mổ, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục tập phục hồi chức năng, nếu không bao khớp sẽ dính trở lại.

    3.3.2. Kéo giãn khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai

    Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giảm viêm chống đau để giảm đau cho khớp vai trong một tuần sau đó được tiến hành gây tê và tiến hành kỹ thuật kéo bóc tách. Sau thực hiện thủ thuật, tiếp tục cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chống viêm và tập vật lý trị liệu để bao khớp không bị dính trở lại.

    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng không phải là một bệnh lý nguy hiểm vì nếu không được điều trị bệnh vẫn có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, thời gian để chức năng khớp vai trở lại như bình thường rất lâu, giai đoạn tan đông thường kéo dài từ sáu tháng đến hai năm, một số trường hợp có thể kéo dài hơn. Phát hiện và điều trị bệnh sớm có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn diễn biến bệnh, khớp vai nhanh chóng được phục hồi. Nếu bệnh được điều trị ở giai đoạn đầu, việc phối hợp sử dụng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu thường mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân thường phục hồi sau 1-2 tháng điều trị. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, việc điều trị sẽ khó khăn, thường cho kết quả kém.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này