1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Co thắt dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và chế độ ăn uống

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi giangvu, 4/10/20.

  1. giangvu

    giangvu New Member

    Tham gia ngày:
    26/7/20
    Thảo luận:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Co thắt dạ dày là tình trạng dạ dày đột ngột bị co thắt lại, những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội kéo đến một cách bất ngờ, khiến chúng ta không kịp phản ứng. Dạ dày co thắt rất giống với bị chuột rút, đau đớn và đột ngột. Vậy co thắt dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các loại thuốc chống co thắt dạ dày? Cùng Vitos tìm hiểu qua bài viết sau.

    Co thắt dạ dày tá tràng nguyên nhân



    Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải cơn đau thắt dữ dội tại vùng dạ dày. Xác định đúng căn nguyên gây bệnh góp phần quan trọng trong điều trị bệnh dứt điểm. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh co thắt dạ dày thường gặp.



    Loét dạ dày, viêm dạ dày:

    Viêm dạ dày hay viêm ruột do các vi khuẩn Norwalk, Rotavirus, Helicobacter pylori gây ra. Khi mắc viêm dạ dày hay loét dạ dày, người bệnh lâu dần sẽ bị tổn thương và đau đớn các mạch máu bị ứ đọng và gây ra những cơn co thắt.



    Do ngộ độc thực phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân gây co thắt dạ dày thường gặp nhất. Trong quá trình ăn uống, người bệnh ăn phải những thực phẩm ôi thiu, biến chất, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc… Việc này khiến cho bụng, dạ dày và vùng thượng vị bị đau liên tục. Mặt khác, co thắt dạ dày cũng bắt nguồn từ hội chứng không dung nạp thực phẩm (dị ứng thực phẩm).



    Hội chứng ruột kích thích: Là hiện tượng rối loạn chức năng ruột có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy và đau quặn bụng. Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, hai yếu tố chủ đạo là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý, ngoài ra yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết… Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.



    Hệ tiêu hóa làm việc quá sức: Thức ăn sau khi được nghiền nát tại khoang miệng được chuyển xuống dạ dày để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Tại đây dạ dày có nhiệm vụ co bóp và trộn lẫn thức ăn với dịch vị tiêu hóa. Đối với các thực phẩm cứng, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ đặc biệt khó tiêu, đòi hỏi dạ dày phải làm việc nhiều hơn để hấp thụ lượng thức ăn này.


    Stress trong thời gian dài: Căng thẳng và mệt mỏi làm cho lượng acid trong dịch vị dạ dày tăng lên tác động đến lớp niêm mạc dày gây nên chứng co thắt. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng thì hệ tiêu hóa bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên bạn dễ bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP.



    Chế độ ăn uống cho người co thắt dạ dày



    Bị co thắt dạ dày nên ăn gì? Đâu là thực phẩm tốt cho người bị co thắt dạ dày?:

    • Thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan: cà rốt, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc,…

    • Các loại rau xanh: cả bó xôi, bông cải xanh, bắp cải,….

    • Trái cây tốt cho dạ dày: chuối, táo, bơ, đu đủ…

    • Các thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá cơm,…

    • Thịt ức gà
    Co thắt dạ dày là một căn bệnh phổ biến. Các triệu chứng co thắt dạ dày thường biểu hiện đi kèm với các hiện tượng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, chướng bụng, đầy bụng,… Do đó bệnh dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý tiêu hóa khác. Vì vậy, nếu thấy những cơn đau quặn thắt dữ dội vùng bụng kéo dài không dứt, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này