1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Định hướng thu hút FDI giai đoạn 2018 – 2030 | Tư vấn kiểm toán, kế toán thuế Expertis

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi Expertis, 13/7/18.

  1. Expertis

    Expertis New Member

    Tham gia ngày:
    13/7/18
    Thảo luận:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán , kiểm toán
    Nơi ở:
    56/8 nguyễn thông, p9, q3, tphcm
    Web:
    Dự thảo Chiến lược được xem là chiến lược thu hút đầu tư thế hệ mới trực tiếp nước ngoài (FDI) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng, đang thu hút được sự chú ý của các chuyên gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Mục tiêu của Chiến lược là nhằm xác định những ngành, lĩnh vực, rà soát khung chính sách thu hút FDI và kiến nghị các giải pháp, chính sách cụ thể giúp Việt Nam đẩy mạnh thu hút FDI vào những lĩnh vực ưu tiên này.

    Gia tăng hiệu ứng lan tỏa tối đa thu hút FDI
    Theo ông Đỗ Văn Sử, Trưởng Phòng Đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến tháng 4/2018, tổng vốn đăng ký 321,25 tỷ USD đã thu hút hơn 25.000 dự án FDI tại Việt Nam. Trong đó, có khoảng 177,47 tỷ USD đã được giải ngân, bằng 55,2% tổng vốn đăng ký có hiệu lực. Con số này cho thấy, Việt Nam đã đạt được kết quả đặc biệt tốt trong thu hút FDI. Dòng vốn FDI hàng năm tăng gần 1.000% trong 10 năm qua.
    Tổng kết 2017, dòng vốn FDI vào Việt Nam đứng hạng thứ 2 trong khối ASEAN, sau Singapore. Theo tỷ trọng trên GDP đầu người, thì Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc hoặc Ấn Độ và các quốc gia ASEAN lớn. Đồng thời mở rộng địa lý với 51 tỉnh thành. Các doanh nghiệp FDI hiện chiếm, 70% kim ngạch xuất khẩu, 55% sản lượng sản xuất công nghiệp, 18% nguồn thu thuế và tạo ra hơn 3,7 triệu việc làm…Kèm theo chính sách mở cửa, đã tạo lực đẩy hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu.


    Ông Nguyễn Hữu Nam, trưởng Phòng Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, CN TP.Hồ Chí Minh) nhận định là khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20% GDP của cả nước.

    Tuy nhiên, sau 30 năm, thu hút vốn đầu tư FDI cũng có vài mặt hạn chế và rủi ro như trong một số trường hợp:

    • Công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực
    • Thực thi pháp luật chế tài tại một số doanh nghiệp FDI chưa nghiêm
    • Có hành vi chuyển giá
    • Gian lận thương mại
    Đặc biệt, các doanh nghiệp vào Việt Nam chủ yếu là hoạt động gia công lắp ráp, sử dụng lao động giá rẻ, tận dụng ưu đãi mà chưa nâng cao được giá trị gia tăng…

    Giai đoạn tăng trưởng
    Trong bối cảnh đó, Dự thảo Chiến lược và Định hướng thu hút FDI giai đoạn 2018 – 2030 được xem là điểm nhấn, là sự chuyển dịch trọng tâm cho sản phẩm tại Việt Nam, tạo điều kiện cho loại hình đầu tư mà Việt Nam sẽ cần trong tương lai, nhằm tăng tối đa hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng của FDI trong thời gian gần.

    Mục tiêu thu hút đầu tư thế hệ mới là sẽ tập trung hút nhiều các hoạt động công nghệ cao, công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (khoáng sản, hóa chất, sản xuất kim loại, nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo…Để tạo ra số lượng lớn việc làm, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành trong cả nước.

    Điểm mới được quan tâm nhất:
    • Giới thiệu môi trường kinh doanh trong thời đại CMCN 4.0, tương xứng với nhu cầu của nhà đầu tư trong kỷ nguyên công nghệ số.
    • Xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại
    • Tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi, dựa trên lợi nhuận với ưu đãi dựa trên hiệu quả.
    Theo đó, chuyển tương ứng các quy định về ưu đãi từ Luật Đầu tư sang Luật Thuế và Luật Hải quan, với sự trợ giúp của hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả. Mở cửa các ngành dịch vụ trọng yếu để làm nền tảng cho năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đối với đầu tư nước ngoài.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này