1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 23/12/21.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,334
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ
    GDVN- Sản phẩm AED-302 Trainer là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu đối với các bệnh nhân bị ngưng tim, phổi.
    Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính thuộc Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã “trình làng” sản phẩm AED 302 TRAINER.

    Đây là máy huấn luyện kỹ năng khử rung tim tự động ngoài lồng ngực, một sản phẩm mới của nhà trường trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.

    “Huấn luyện viên” sơ cấp cứu đột qụy

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu chiếm 55% trong số 55,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, có liên quan đến bệnh tim mạch.
    [​IMG]
    Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu chia sẻ về công năng của máy AED-302 Trainer dùng trong huấn luyện sơ cấp cứu đột quỵ. Ảnh: AN

    Các nghiên cứu cho thấy rằng, đối với một nạn nhân khi bị ngừng tim (đột quỵ, điện giật, đuối nước...) nếu không có sự can thiệp y tế trong vòng 5 phút nạn nhân sẽ bị chết não và thời gian này sẽ ngắn hơn đối với trẻ nhỏ.

    Tại Việt Nam, thời gian trung bình để xe cứu thương có thể tiếp cận được nạn nhân là khoảng 25 đến 35 phút. Do đó, trong khoảng thời gian đó nạn nhân đã chuyển qua tình trạng nguy kịch hoặc rất nguy kịch nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách.

    Thạc sĩ Lê Văn Chung – Giám đốc Trung tâm CVS (Trường Đại học Duy Tân) – trưởng nhóm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm AED 302 TRAINER cho hay:

    "Đối với những nạn nhân đang rơi vào tình trạng ngừng tim này, hồi sức tim phổi kết hợp sốc tim ngoài lồng ngực tự động là một trong những giải pháp có thể giúp nạn nhân duy trì được sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể và có khả năng phòng tránh được nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng.

    Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tim. Hồi sinh tim phổi kết hợp với AED sớm trong vòng 3 đến 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ cứu sống lên đến 50% - 75%”.

    Thầy Chung giải thích thêm, AED được viết tắt của cụm từ Automated External Defibrillator là một thiết bị y tế tinh vi nhưng dễ sử dụng, có thể phân tích nhịp tim và nếu cần thiết sẽ sốc điện để giúp tim tái lập nhịp đập hiệu quả.

    Tuy nhiên để có thể hiểu và biết cách sử dụng chiếc máy này, người dùng cần phải có những kiến thức cơ bản về quy trình sốc tim cũng như hồi sức tim phổi cơ bản.

    Vì vậy để thuận tiện cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về chiếc máy này, AED-302 Trainer được ra đời là một thiết bị được so sánh như một huấn luyện viên sơ cấp cứu cho người sử dụng.

    “AED-302 Trainer là một bản sao của máy sốc điện khử rung tim tự động bên ngoài. Đóng vai trò là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu.

    Do vậy, thiết bị không có tính năng sốc điện như máy AED nhưng vẫn đảm bảo một số đặc trưng của máy”, thầy Chung chia sẻ thêm.

    Ứng dụng công nghệ để cứu người

    Với mục tiêu hướng tới sức khỏe của cộng đồng và đề cao phương châm “mỗi công dân hãy là một bác sĩ dự phòng cho mình và những người thân yêu”, đội ngũ kỹ sư nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân đã và đang rất tích cực nghiên cứu để sớm sản xuất ra máy AED-302, là một thiết bị được trang bị đầy đủ các tính năng bao gồm cả sốc điện.
    [​IMG]
    Thiết bị này được ví như một huấn luyện viên dạy cách sơ cấp cứu cho người sử dụng. Ảnh: AN

    “Về ngoại hình, AED-302 Trainer được thiết kế giống như phiên bản AED với chất liệu nhựa thông dụng trên thị trường có khả năng chịu đựng được sự va đập và chống bụi bẩn.

    Với kích thước nhỏ hơn tờ giấy A4 và có quai xách được bố trí nằm bên hông thân máy giúp cho người dùng thuận tiện trong việc di chuyển và mang theo trong balo.

    Mặt sau được bố trí một ngăn nhỏ chứa tấm điện cực đi kèm với máy rất gọn gàng. Các cạnh góc của AED-302 Trainer được các kỹ sư thiết kế bo tròn và làm nguội rất kỹ lưỡng hạn chế tối thiểu những va chạm không đáng có tới người sử dụng”, đại diện nhóm sáng chế cho biết.

    Về tính năng của AED-302 Trainer, thiết bị này được xây dựng hoàn chỉnh với các kịch bản dựa trên khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA năm 2020 về thực hiện sơ cấp cứu và các tình huống có thể xảy ra trong thực tế.

    Các kịch bản này được hướng dẫn cụ thể thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD kèm theo đó là âm thanh hướng dẫn từng bước rõ ràng giúp cho người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với AED-302 Trainer.

    “Nội dung truyền tải được xây dựng với hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh thuận tiện cho việc phân biệt các quy trình trong một kịch bản.

    Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tự thiết lập các bài huấn luyện cấp cứu khác nhau thông qua bộ điều khiển từ xa đi kèm theo thiết bị.

    Về nguồn năng lượng, AED-302 Trainer trang bị pin lithium với hiệu suất hoạt động tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng liên tục lên đến 4 giờ và thời gian nạp lại khá nhanh khoảng 1 giờ 30 phút đảm bảo trong một buổi học được xuyên suốt không ngắt quãng là một trong những điểm mạnh của thiết bị này.

    Tuổi thọ pin cũng rất lâu và việc tìm pin thay thế rất dễ dàng trong thị trường Việt Nam hiện nay”, thầy Chung cho hay.

    Ngay sau khi sản phẩm được “ra lò” đã nhận được sự ủng hộ từ các trường đào tạo khối ngành sức khỏe, các bệnh viện, trung tâm cấp cứu…

    Khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào sử dụng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cách sơ cấp cứu người bị đột quỵ.

    Năm 2017, Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe”. Sản phẩm này đã đạt giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017.

    AN NGUYÊN
    Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h...n-ky-nang-cap-cuu-nguoi-dot-quy-post222822.gd
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này