1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Giảng viên DTU nhận Giải thưởng Bài báo Xuất sắc tại Hội thảo Quốc tế về Quản lý Dữ liệu, Phân tích

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 26/2/19.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Giảng viên DTU nhận Giải thưởng Bài báo Xuất sắc tại Hội thảo Quốc tế về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới

    Tham dự Hội thảo Quốc tế Lần thứ 3 về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới (ICDMAI) tại Malaysia vừa qua, TS. Anand Nayyar - Giảng viên Khoa Sau Đại học, Nhà Khoa học thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Cao Đại học Duy Tân đã vinh dự nhận Giải thưởng Bài báo Xuất sắc nhất với nghiên cứu “Effective Classification & Handling of Incoming Data Packets in Mobile Adhoc Networks (MANETs) using Random Forest Ensemble TECHNIQUE (RF/ET)” (Tạm dịch: Phân loại và xử lý hiệu quả các gói dữ liệu trong các mạng tùy chỉnh di động sử dụng các kỹ thuật đồng bộ hóa ngẫu nhiên) trong Lĩnh vực 4 - “Những cải tiến trong công nghệ mạng".

    [​IMG]

    TS. Anand Nayyar nhận giải thưởng Báo cáo Xuất sắc nhất tại ICDMAI 2019


    Diễn ra từ ngày 18 - 20/1/2019 tại Kuala Lumpur, Malaysia, Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới được Nhà xuất bản Springer tổ chức với mong muốn tạo nên một diễn đàn chung cho các học giả nổi tiếng, các nhà nghiên cứu và chuyên gia thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện toán và Điện tử Viễn thông cùng chia sẻ, thảo luận về những cải tiến và đổi mới trong Công nghệ Quản lý và Phân tích Dữ liệu. Hơn 435 tham luận đề cập đến các vấn đề thuộc 4 lĩnh vực gồm Quản lý Dữ liệu và Tin học Thông minh, Quản lý Dữ liệu lớn, Trí tuệ Nhân tạo và Phân tích Dữ liệu, Những cải tiến trong công nghệ mạng của các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên trên toàn thế giới đã được gửi đến Hội thảo. Ban Tổ chức đã chọn ra 186 nghiên cứu hay nhất từ 4 lĩnh vực để trình bày tại Đại học Lincoln, Malaysia. Các báo cáo chất lượng sẽ được chọn xuất bản trong series Springer AISC (được lập chỉ mục ISI / Scopus).


    Tham gia hội thảo lần này, TS. Anand Nayyar đến từ Đại học Duy Tân đã gửi 4 báo cáo khoa học về chủ đề Phân tích Big Data, Nhận diện khuôn mặt, Mạng cảm biến dưới nước và Mạng tùy chỉnh di động. Trong đó, nghiên cứu “Phân loại và xử lý hiệu quả các gói dữ liệu trong các mạng tùy chỉnh di động sử dụng các kỹ thuật đồng bộ hóa ngẫu nhiên” đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các chuyên gia tại Hội thảo. Cụ thể trong báo cáo này, TS. Anand đã đề xuất một phương pháp mới dựa vào Machine Learning để phân loại tất cả các gói dữ liệu nhập vào mạng tùy chỉnh di động. Đây là một loại mạng không dây chứa đến hàng tấn gói thông tin. Tuy nhiên, có rất nhiều gói thông tin “rác” và nhiều gói không an toàn, thậm chí có gói còn ảnh hưởng đến thông lượng chung và hiệu suất mạng. Với phương pháp phân loại dựa trên công nghệ Machine Learning, TS. Anand có thể phân loại các gói hợp pháp và ngừng cập nhật các gói thông tin “rác” vào mạng tùy chỉnh di động, giúp mạng này hoạt động theo cách tối ưu nhất.



    [​IMG]

    TS. Anand Nayyar trình bày nghiên cứu tại Hội thảo


    Nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng Ban giám khảo về tính ứng dụng và độ chính xác cao lên đến 86%, nghiên cứu “Phân loại và xử lý hiệu quả các gói dữ liệu trong các mạng tùy chỉnh di động sử dụng các kỹ thuật đồng bộ hóa ngẫu nhiên” của TS. Anand Nayyar đã xuất sắc vượt qua hơn 30 báo cáo nghiên cứu cùng lĩnh vực để nhận Giải thưởng Bài báo Xuất sắc cho Lĩnh vực 4 - “Những cải tiến trong công nghệ mạng” tại Hội thảo Quốc tế Lần thứ 3 về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới. Ngoài ra TS. Anand còn nhận được lời mời làm chủ tọa và diễn thuyết trong phiên thảo luận về Công nghiệp 4.0, hiện được coi là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất không chỉ đối với giáo dục mà còn đối với công nghiệp.


    Trở về từ Hội thảo tại Kuala Lumpur, TS. Anand Nayyar chia sẻ: “Đây là một Hội thảo thực sự ý nghĩa khi giúp các giáo sư và chuyên gia trên thế giới có cơ hội trao đổi, thảo luận và gợi mở những ý tưởng sáng tạo mới, đồng thời góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong cộng đồng. Tôi rất vui và tự hào khi tên mình được xướng lên trong Lễ Trao giải Bài báo Xuất sắc nhất của Hội thảo Quốc tế Lần thứ 3 về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới. Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học Duy Tân đã hỗ trợ mọi mặt, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể được trình bày nghiên cứu của mình đến cộng đồng. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn về lĩnh vực Công nghệ Thông tin, truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm của mình đến các bạn sinh viên Duy Tân, và chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau đem đến nhiều nghiên cứu có ích hơn nữa cho xã hội.”


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4383&pid=2068&lang=vi-VN
     

    Chia sẻ trang này

  2. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    ĐH Duy Tân công bố 521 bài báo ISI/SCOPUS trong năm 2018

    Trong năm 2018, các nhà nghiên cứu và giảng viên của Đại học (ĐH) Duy Tân đã công bố 521 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus (gọi tắt là các bài báo ISI/Scopus).

    [​IMG]

    Các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm hiện đại tại ĐH Duy Tân

    Với 96% (498) trong số đó là các bài báo ISI và 4% (23) còn lại là các bài báo Scopus; đạt tốc độ tăng trưởng 42,3% so với năm 2017. Ngoài các bài báo ISI/Scopus, các nhà nghiên cứu cũng gửi đăng 33 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác; viết 22 chương trong các sách chuyên ngành (book chapter); và làm biên tập viên (book editor) cho 7 cuốn sách chuyên ngành được ấn hành bởi các nhà xuất bản khoa học nổi tiếng trên thế giới như Elsevier, Springer, Wiley, Chapman & Hall, IOSPress, và IGI-Global.

    Chất lượng và tính đa dạng lĩnh vực của nghiên cứu tiếp tục được nâng cao

    Đánh giá trực tiếp chất lượng của bài báo là một công việc rất khó nếu người đánh giá không phải là người cùng lĩnh vực với bài báo. Do đó, để có thể lượng hóa được chất lượng bài báo thông thường là gián tiếp qua việc đánh giá chất lượng của tạp chí mà bài báo được đăng trên. Theo đó, hai chỉ số phổ biến thường được sử dụng, đó là:

    - Chỉ số phân hạng của tạp chí trong chuyên ngành, gồm 4 mức từ Q1 (chất lượng cao nhất) đến Q4 (chất lượng ít nhất); và

    - Chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor - IF).

    Hiển nhiên, gửi đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế là không dễ; nhưng đăng trên tạp chí quốc tế được các tổ chức ISI/Scopus phân hạng càng khó hơn. Và, để đăng được trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc hạng cao, cũng như có chỉ số IF cao lại là thách thức lớn hơn. Để đăng được nghiên cứu trên các tạp chí này, đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có tầm ảnh hưởng lớn, có tính đột phá, hoặc mở ra những hướng nghiên cứu mới.

    Trong năm 2018, số bài báo trên tạp chí hạng Q1 của ĐH Duy Tân chiếm 48,6% trong tổng số các bài báo. Cũng vậy, 36,9%, 11,5%, và 2,3% lần lượt là các tỷ lệ của số bài báo từ Q2 đến Q3 đến Q4 tương ứng. Các số liệu này cho thấy gần phân nửa các bài báo của ĐH Duy Tân được đăng ở các tạp chí hạng cao nhất là Q1, và đạt đến 85,4% ở hai mức chất lượng cao Q1 và Q2. Đây chính là những quả ngọt mà ĐH Duy Tân gặt hái được nhờ sự đầu tư lớn và liên tục trong nhiều năm liền cho đội ngũ nghiên cứu và cho các phòng thí nghiệm trọng điểm.

    [​IMG]

    Xét riêng các bài báo ISI có chỉ số ảnh hưởng IF của năm nay, nhiều nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã đăng được công trình trên những tạp chí có chỉ số rất cao. Lần đầu tiên, một nhóm tác giả nghiên cứu về Y học của ĐH Duy Tân, đứng đầu là nhà khoa học Nguyễn Tất Cương, đã đăng được công trình trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM), một tạp chí được ví như “kinh thánh” của Y học thế giới, với IF lên đến 79.258. Đây là niềm vinh dự không chỉ đối với những người viết bài, đối với ĐH Duy Tân, mà còn đối với Việt Nam khi người Việt cũng có thể đóng góp những kiến thức mới ở trình độ rất cao cho y văn thế giới.

    Không chỉ có công trình trên NEJM, nhóm tác giả này còn đăng những công trình của mình trên tạp chí hàng đầu về Y học, như: 11 bài trên The Lancet (IF=53.254), 1 bài Journal of the American Medical Association - JAMA (IF=47.661), 4 bài Lancet Neurology (IF=27.138), 3 bài Lancet Infectious Diseases (IF= 25.148), 2 bài JAMA Oncology (IF=20.871). Một số nhóm tác giả khác thuộc lĩnh vực Y-Sinh của ĐH Duy Tân cũng công bố nhiều bài báo khác trên các tạp chí có IF cao như Nature Communications, PLoS Medicine, Cancer Research, Clinical Infectious Diseases, PNAS,… Những nghiên cứu này đã và đang đi vào những bài giảng trên giảng đường, giúp sinh viên y khoa tiếp cận được với những kiến thức cập nhật nhất của quốc tế.

    Ở lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, và khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân cũng đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung với 61 công trình có chỉ số IF lớn hơn 4. Nổi bật nhất trong số đó là công trình “Large‐Scale Conductive Yarns Based on Twistable Korean Traditional Paper (Hanji) for Supercapacitor Applications: Toward High‐Performance Paper Supercapacitors” đăng trên tạp chí Advanced Energy Materials (IF=21.875) do nhà khoa học Lê Hoàng Sinh làm chủ nhiệm, và cũng là tác giả liên hệ của bài báo.

    Ở lĩnh vực kinh tế, quản trị, dịch vụ, và khoa học xã hội, năm 2018 cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện của 13 công trình nghiên cứu do chính các nhà khoa học tại ĐH Duy Tân thực hiện trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc nhóm lĩnh vực này. Tiêu biểu là công trình đăng trên 1 trong 3 tạp chí hàng đầu trong tổng số 101 các tạp chí về du lịch, Annals of Tourism Research (IF= 5.086), của tác giả Ranjan Bandyopadhyay, cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội; tạp chí International Journal of Hospitality Management (IF= 3.445) của tác giả Lê Ngọc Tuấn; hay tạp chí Sustainability (IF=2.075) của tác giả Dương Nguyễn Khánh Linh. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác, nhưng trong khi số lượng công bố quốc tế của nhóm lĩnh vực này ở Việt Nam còn khiêm tốn, thì những công trình của ĐH Duy Tân đã góp một phần giúp ghi danh Việt Nam lên bản đồ nghiên cứu khoa học xã hội nói chung trên thế giới.

    Tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng của Nature Index

    Năm 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp ĐH Duy Tân được tổ chức xếp hạng Nature Index gọi tên là một trong số 10 đơn vị đào tạo, nghiên cứu tại Việt Nam có những công bố quốc tế tốt nhất về các khoa học cơ bản và tự nhiên.

    [​IMG]

    Xếp hạng cho năm 2018

    NGUỒN: NATURE INDEX

    Xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng của Việt Nam, đến năm nay chỉ còn lại duy nhất ĐH Duy Tân là đại học thuộc miền Trung Việt Nam, và cũng là đại học ngoài công lập duy nhất được xếp hạng. Nếu chỉ tính riêng các đơn vị được xếp hạng là đại học/trường đại học và loại trừ các viện nghiên cứu thì trong top 10 chỉ còn 5 đơn vị, gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân.

    Sánh vai với những đại học lâu đời có bề dày về thành tích nghiên cứu, cùng với việc liên tục có mặt trong bảng xếp hạng của Nature Index, là một vinh dự rất đỗi tự hào của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên ĐH Duy Tân. Kết quả đó cũng là một minh chứng khách quan khẳng định với xã hội ĐH Duy Tân là một trong 5 đại học có năng lực nghiên cứu tốt nhất tại Việt Nam, ở thời điểm hiện nay.

    Danh mục bài báo của ĐH Duy Tân năm 2018: https:// bit.ly/2HB3WGI

    Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Nghiên cứu Khoa học tại ĐH Duy Tân.

    https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-cong-bo-521-bai-bao-isiscopus-trong-nam-2018-1049061.html
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này