1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Giảng viên hướng dẫn nhiệt huyết và giải Á quân 1 GO GREEN 2022 cho sinh viên ĐH Duy Tân

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 15/7/22.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Giảng viên hướng dẫn nhiệt huyết và giải Á quân 1 GO GREEN 2022 cho sinh viên ĐH Duy Tân

    Dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Phạm Công Đức, E.E.E.E Team - nhóm sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân - đã xuất sắc được trao giải Á quân 1 tại cuộc thi Schneider Go Green 2022.

    [​IMG]

    Đại diện nhóm nhận giải thưởng (ảnh trên) và 4 thành viên E.E.E.E Team (ảnh dưới)


    Đây là cuộc thi dành cho sinh viên toàn cầu, được tổ chức bởi Schneider Electric - tập đoàn tiên phong trên thế giới về Quản lý Năng lượng và Tự động hóa. Kết thúc vòng Chung kết Quốc gia năm nay, Ban tổ chức đã trao các giải: Quán quân Việt Nam: ĐH VinUni, Á quân 1 Việt Nam: ĐH Duy Tân, Á quân 2 Việt Nam: ĐH Bách khoa Hà Nội.


    Dự án tiềm năng


    Hiện nay, hầu hết các Trạm Quan trắc đại dương đều sử dụng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên nguồn năng lượng này sẽ không đủ sử dụng ở những thời điểm như ban đêm hay khi trời mưa kéo dài. Trong khi đó, Công nghệ Truyền dữ liệu 3G và GPRS mà các trạm quan trắc đang sử dụng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng.


    Việc quan trắc đại dương cần được thực hiện thường xuyên bởi những thảm họa môi trường từ biển luôn có thể diễn ra bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và ngư dân miền biển. Trước thực trạng đó, E.E.E.E Team của ĐH Duy Tân đã nghiên cứu và hoàn thiện ý tưởng dự án "Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió".


    E.E.E.E Team gồm các thành viên: Phan Văn Truyền: K-25 ngành Điện-Điện tử chuẩn PNU, Bùi Thị Linh: K-25 ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn chương trình ADP, Nguyễn Trung Kiên: K-25 ngành Điện-Điện tử chuẩn PNU, Cao Văn Trung: K-27 ngành Cơ Điện tử chuẩn PNU.


    Bạn Văn Truyền cho biết: "Tên của nhóm được viết tắt của 4 từ: Environment - Energy - Electrical - Electronic, thể hiện các yếu tố môi trường, năng lượng, điện, điện tử trong cùng một sản phẩm. Mục tiêu ban đầu của tất cả thành viên là thử sức bản thân, học hỏi, phát triển thêm kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,…


    Khi được chọn đi sâu hơn vào các vòng thi trong, chúng em thực sự rất vui mừng. Đến với Vòng Chung kết, em cảm thấy khá lo lắng, hồi hộp, và rồi cảm xúc như vỡ òa khi được xướng tên ở giải Á quân 1 Việt Nam. Đây quả thực là trải nghiệm vô cùng đáng nhớ đối với em cũng như các bạn trong nhóm".


    Nhóm đã đưa ra một giải pháp nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sạch để tạo ra điện. Đó là tận dụng chuyển động của sóng biển và gió để làm quay các tuabin kết hợp với các tấm pin mặt trời. Nguồn điện này sẽ sản xuất liên tục, không bị gián đoạn bất kể ngày đêm hay mưa nắng. Ngoài ra, trạm quan trắc sẽ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu LoRa, công nghệ này có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn nhiều so với 3G và GPRS.


    "Nhóm đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí từ ĐH Duy Tân khi mua các thiết bị vật tư để tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án tại các phòng Open Lab của Khoa Điện - Điện tử. Đặc biệt, chúng em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Phạm Công Đức, là người hướng dẫn tận tình, đã luôn giúp nhóm vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn thành tiến độ nhanh nhất", bạn Bùi Thị Linh chia sẻ.


    Giảng viên trẻ với đầy bầu nhiệt huyết

    [​IMG]

    ThS Nguyễn Phạm Công Đức


    ThS Nguyễn Phạm Công Đức, người hướng dẫn trực tiếp cho dự án, hiện là giảng viên kiêm nhiệm Khoa Điện - Điện tử, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghiên cứu Trẻ & Khởi nghiệp của khoa. Qua 7 năm công tác tại ĐH Duy Tân, ThS Công Đức đã hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên nghiên cứu khoa học và tham gia các cuộc thi, đoạt được các giải thưởng lớn.


    Nói về sinh viên ĐH Duy Tân và cuộc thi Go Green năm nay, ThS Nguyễn Phạm Công Đức cho hay: "Hầu hết sinh viên tôi hướng dẫn đều học ở ngành Cơ điện tử PNU và Điện - Điện tử PNU. Sinh viên được tiếp cận theo chương trình quốc tế của ĐH Purdue nên khi bắt tay làm dự án với các bạn sinh viên khối kinh tế (ADP) của Viện Đào tạo Quốc tế (IS) thì rất thuận lợi.


    Nhờ được tiếp cận với mô hình CDIO và PBL trong các môn học đồ án nên các bạn sinh viên rất chủ động khi làm việc nhóm, giúp dự án luôn đạt được kết quả hơn mong đợi".


    Thành quả Sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội


    So với các sản phẩm khác tương tự, phiên bản "Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió" có nhiều tính năng tốt hơn trong việc: Tiết kiệm năng lượng, Tiết kiệm chi phí cho nhà điều hành mạng…

    [​IMG]

    Mô tả thiết kế “Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió”


    Những yếu tố vượt trội mang giá trị thực tiễn cao giúp sản phẩm của sinh viên Duy Tân gây ấn tượng mạnh với Ban Giám khảo của Tập đoàn Schneider Electric. Trạm quan trắc môi trường biển dự trù sẽ cung cấp dữ liệu tức thời nếu môi trường biển bị ô nhiễm, giúp chính quyền theo dõi tình trạng, chất lượng nước của môi trường biển, và đưa ra giải pháp kịp thời. Ngư dân có thể yên tâm làm việc và người tiêu dùng cũng an tâm khi biết thực phẩm mình sử dụng là sạch sẽ và an toàn.


    ĐẠI HỌC DUY TÂN


    * Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới &Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.


    * Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.


    * Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.


    * Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.


    * Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).


    * Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report


    * Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1.482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.


    * Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.


    * Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.


    * Xếp thứ 3 Việt Nam, 1255 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2022.


    * Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.


    * Lĩnh vực Khoa học Máy tính&Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.


    * Lĩnh vực Y, Dược, Lâm Sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.


    * Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022


    * Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.

    T.TH


    Nguồn: https://tuoitre.vn/giang-vien-huong...ho-sinh-vien-dh-duy-tan-20220628095328876.htm
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này