1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Hoài Nam và Câu chuyện “Dám nhìn nhận, Dám thay đổi”

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 26/9/21.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Hoài Nam và Câu chuyện “Dám nhìn nhận, Dám thay đổi”

    Võ Hoài Nam, cậu sinh viên với thành tích học tập xuất sắc nhiều năm liền là lớp trưởng của lớp K24VTD (ngành Truyền thông Đa phương tiện), đồng thời cũng là Phó Bí thư Đoàn Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn. Bên cạnh đó, Hoài Nam còn nằm trong ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ Báo Chí và Truyền Thông DTU (JC Chance), thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện và tích cực tham gia vào chương trình của Đoàn Thanh niên Đại học Duy Tân. Và gần đây nhất, vào tháng 6/2021,bức ảnh “Anh hùng nơi biển cả” của Hoài Nam đã đạt giải Khuyến khích tại cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa”do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phát động, tổ chức và được thực hiện bởi Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải nhựa nói riêng.

    [​IMG]

    “Sống với đam mê, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc”


    Từ một cậu bé nói lắp rất nặng...


    “Sứ mệnh của tôi đến với cuộc sống này là gì?”, đó là câu hỏi mà lúc nhỏ Hoài Nam đã luôn đặt ra cho bản thân mình. Hoài Nam cho biết: “Lúc nhỏ, em mắc chứng nói lắp rất nặng. Chính vì vậy, emrất mặc cảm, em sợ mỗi lúc cô giáo gọi tên lên phát biểu hay đọc bài, sợ ánh mắt chế nhạo mọi người nhìn vào mình,...Nhiều lúcem muốn được đưa ra ý kiến, muốn được nói chuyện với bạn bè, nhưng chứng bệnh nói lắp làmemluôn chậm một nhịp so với người khác, điều này khiến em trở nên nhút nhát, ngày một ngại ngần khi giao tiếp với mọi người.”


    Dường như đã có một tấm kính vô hình ngăn cách cậu học trò nhỏ với thế giới bên ngoài. Khoảng thời gian “tối tăm” ấy kéo dài, mãi đến khi Hoài Nam lên lớp 7, chính cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo đã như một chiếc búa, giúp Hoài Nam có động lực đập tan rào cản ấy. Cuốn sách như kim chỉ nam và la bàn chỉ dẫn cho cuộc đời Hoài Nam. Cuốn sách không dạy cách chữa nói lắp,mà nó truyền sức mạnh để chàng trai nhút nhát ấy tự tin hơn và thay đổi bản thân mình.


    Mỗi ngày trôi qua, với quyết tâm mình sẽ làm được, Hoài Nam đã kiên trì, đều đặn dành hàng giờ mỗi ngày để tự đứng trước gương và luyện tập.Vô số màn độc thoại,hàng ngàn câu chuyện không tên, và rồi từng câu nói của Hoài Nam đã trở nên lưu loát hơn, không còn bị ngắt quãng hay lặp lại từ như trước đây nữa.


    [​IMG]

    Hoài Nam (áo trắng, bên phải) chụp hình trong một sự kiện

    do chính các bạn sinh viên tổ chức


    ... đến một chàng trai đam mê Truyền thông


    Và rồi chẳng ai ngờ ngành học mà Hoài Nam lựa chọn khi vào đại học lại là ngành luôn cần sự giao tiếp và đối diện trước đám đông - Truyền thông Đa phương tiện. Trước đó,cậu học trò nhỏ muốn học chuyên ngành Marketing của một trường đại học tại Đà Nẵng, và đã có giấy trúng tuyển nhập học. Nhưng sau khi đọc một cuốn tạp chí có nói về ngành Truyền thông Đa phương tiện,chàng trai trẻ đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và nhanh chóng nhận ra đam mê của mình. Và như một cái duyên, Hoài Nam đã quyết định lựa chọn Đại học Duy Tân để theo học ngành nghề mình yêu thích.


    Môi trường học tập ở đại học khác nhiều so với cấp 3 khiến chàng trai ấy phải thay đổi từng ngày để thích nghi. Hoài Nam chia sẻ: “Không chỉ về những hoạt động ngoại khóa sôi động mà những hoạt động học thuật cũng khiến em rất thích thú bởi đã giúp em có nhiều hơn các kiến thức về văn hóa, xã hội. Với những môn học rất thực tế mà ai khi học tại trường cũng đều trải qua, cơ bản như môn học Nói và Trình bày tiếng Việt, Viết tiếng Việt, đã xây dựng cho em tinh thần làm việc nhóm, cho em tự tin hơn vào những bài thuyết trình, và dạy cho em kỹ năng nói chuyện và phát biểu trước công chúng.”

    [​IMG]

    Hoài Nam (bên trái) chụp ảnh cùng diễn viên Trương Thế Vinh

    trong dịp cộng tác ở talkshow “Nói ni nghe nè”


    Trong thời gian vừa qua, Hoài Nam có cơ hội được tham gia vào team biên tập của một chuỗi talkshow về những người nổi tiếng của miền Trung do Công ty Cổ phần Truyền thông Rồng Tiên Sa sản xuất mang tên “Nói ni nghe nè”. Các kỹ năng như: viết báo, marketing, đồ họa, mỹ thuật,...đã được tích lũy trong quá trình học chuyên ngành hỗ trợ Hoài Nam rất nhiều trong công việc này. Đây là cơ hội và bước khởi đầu để Hoài Nam định hình rõ thêm về những gì mình đã và sẽ gắn bó suốt 4 năm đại học.

    [​IMG]

    Tác phẩm “Anh hùng nơi bến cảng”

    đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa”


    Mới đây nhất, Hoài Nam đã giành giải Khuyến khích trong cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc phát động, tổ chức và được thực hiện bởi Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống. Lựa chọn tác phẩm “Anh hùng nơi bến cảng” gửi đi dự thi đã cho thấy tay nghề nhiếp ảnh của Hoài Nam đã thực sự… đáng gờm đồng thời chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã có những cảm nhận rất sâu sắc về môi trường cũng như cuộc sống của người dân. “Ở cảng cá Thọ Quang, có rất nhiều chiếc thuyền lớn nhỏ được neo đậu trên một mặt nước ngập tràn rác thải. Giữa tiết trời oi ả của cái nắng gần 40 độ C, một cụ ông mướt mát mồ hôi không ngại vất vả cầm chiếc vợt cũ để thu gom chai lọ, rác thải nhựa nổi lềnh bềnh. Sau một hồi trò chuyện, em mới biết rằng, mỗi ngày ông đều thu gom rác, một phần giúp cho môi trường bến cảng sạch hơn, một phần cũng kiếm thêm được thu nhập từ việc bán những chai nhựa đã qua sử dụng. Hình ảnh đó khiến em bất giác cầm máy ảnh lên và… bấm. Hơn bao giờ hết, em muốn chia sẻ với mọi người về cuộc sống vất vả của những người lớn tuổi đồng thời báo động về tình trạng rác thải nhựa ngập đầy mọi ngõ ngách đang khiến môi trường ngày một ô nhiễm hơn.”, Hoài Nam tâm sự.


    “Dám chấp nhận, dám nhìn nhận, dám thay đổi, tôi nghĩ bạn sẽ thành công”


    Trong quá trình tham gia vào CLB JC Chance và là một Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Khoa, Hoài Nam mới thực sự hiểu rằng, quá trình cho đi là nhận lại.Quá trình đó đã giúp chúng ta quen biết rất nhiều người, được cống hiến sức trẻ, cho chúng ta thêm nghị lực vượt qua mọi khó khăn cũng như thấu hiểu và biết chia sẻ với nhiều hoàn cảnh sống đầy thiếu thốn, thiệt thòi trong xã hội. Chính từ môi trường này, Hoài Nam càng hiểu hơn về cuộc sống, hiểu những khó khăn ngoài kia là gì, để biết quý trọng những người quanh mình vàquan trọng nhất là sống đúng với đam mê của bản thân.


    [​IMG]

    Hoài Nam (áo đen, hàng đứng, bên trái)

    chụp ảnh trong ngày đón Tân sinh viên K26


    Từ một cậu bé rụt rè, không tự tin về giao tiếp, giờ đây Hoài Nam như biến thành một con người khác, năng động và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Điều đó càng giúp chúng ta khẳng định rằng: trong mỗi con người đều tiềm ẩn năng lượng, nguồn năng lượng ấy nếu biết “khai thác” đúng cách sẽ giúp con người thay đổi, giúp biến ước mơ của bản thân trở thành hiện thực và đồng thời góp phần lan tỏa năng lượng tích cực ra thế giới xung quanh.


    Hoài Nam tâm sự: “Truyền thông Đa phương tiện là ngành học rất năng động, nên việc đọc thật nhiều, viết thật nhiều để bản thân tự thay đổi sẽ là một lợi thế. Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động và mở rộng các mối quan hệ là một việc rất cần thiết. Sau 4 năm học đại học, chính các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn nhanh chóng gia nhập vào các hoạt động xã hội để bắt đầu phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh việc học tập, hãy tìm cho mình một đam mê để theo đuổi. Nếu cả ngày cứ xoay quanh chỗ làm thêm, giảng đường rồi về phòng trọ chắc chắn sớm muộn sẽ khiến bạn buồn chán lắm (cười). Hãy thử xem bản thân thích gì, có thể là đàn, hát, các môn nghệ thuật, tham gia các câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng,... để khám phá những năng khiếu tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta trưởng thành không chỉ nhờ mỗi những bài giảng trên giảng đường mà còn từ các hoạt động ngoại khóa sôi động nữa đó, các bạn nhé.”


    Và đến bây giờ, Hoài Nam cũng có thể trả lời được câu hỏi “Sứ mệnh của tôi đến với cuộc sống này là gì?”. Đó chính là đi tìm bản ngã cuộc đời mình để từ đó, góp một phần bé nhỏ tâm sức của bản thân cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn. Với Hoài Nam: “Dám chấp nhận, dám nhìn nhận, dám thay đổi, tôi nghĩ bạn sẽ thành công!”.


    (Như Hằng – Khoa KHXH&NV)

    Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5108&pid=2064&lang=vi-VN
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này