1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua Động vật Châu Á”

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 26/11/19.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua Động vật Châu Á”
    Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/11/2019 tại Đại học Duy Tân, Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 chủ đề “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) chính là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ nhiều nước trong khu vực Châu Á báo cáo các kết quả nghiên cứu, cùng chia sẻ thông tin và trao đổi nhiều vấn đề về chuyên môn.

    [​IMG]
    Đại diện Ban Tổ chức điều hành Hội thảo

    Chính thức hoạt động từ năm 1998, “Mạng lưới Các bệnh Sán máng và những bệnh giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) - (The Regional Network for Asian Schistosomiasis and other Helminth Zoonose) hiện có 10 nước thành viên gồm: Trung Quốc, Philippines, Lào, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Mạng lưới được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh việc giao lưu cũng như hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học và giám sát bệnh Sán máng. Kể từ năm 2005 trở đi, mạng lưới đã mở rộng sang các các bệnh khác như bệnh ấu trùng sán dây lợn, bệnh sán lá gan nhỏ/bệnh Opisthorchis do sán lá ký sinh opisthorchis trong các ống dẫn mật và các bệnh giun sán ký sinh lây truyền qua động vật trong khu vực.

    Thực hiện Kế hoạch hoạt động hàng năm 2019, Mạng lưới RNAS+ phối hợp với Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 với sự tham gia của hơn 30 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và 15 đại biểu của Việt Nam. Các phiên chuyên đề của Hội thảo tập trung vào các vấn đề như:

    • Cập nhật hoạt động của mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh giun sán khác truyền qua động vật ở Châu Á;

    • Đánh giá thực trạng bệnh sán máng và các bệnh giun sán khác tại các nước thành viên của mạng lưới;

    • Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng, chống bệnh giun sán;

    • Và, đặc biệt là chương trình Tập huấn về chẩn đoán và giám sát các bệnh lý về giun sán, sốt rét,... được tổ chức trong khuôn khổ của Hội thảo.

    [​IMG]
    Tập huấn chẩn đoán và kiểm soát các bệnh Ký sinh trùng trong khuôn khổ Hội thảo

    Phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội thảo, TS. BS. Somphou Sayasone - Chủ tịch Mạng lưới RNAS+ cho biết: “Hội thảo Quốc tế được Mạng lưới RNAS+ tổ chức thường niên ở các nước thành viên để các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi những kết quả nghiên cứu và câp nhật kết quả đạt được từ các hoạt động giám sát cũng như kiểm soát giun sán để có thể áp dụng vào thực tế, giúp xóa bỏ các bệnh này trong tương lai. Trong khuôn khổ của Hội thảo năm nay sẽ có thêm chương trình tập huấn cho các nhà nghiên cứu trẻ về những chủ đề khác nhau như kỹ thuật chẩn đoán, hệ thống thông tin địa lý, cách viết bản thảo,... và nhất là tập huấn về kỹ thuật để chẩn đoán về bệnh sán máng, bệnh sốt rét. Tham gia các buổi tập huấn sẽ giúp cho các nhà khoa học trẻ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động giám sát và kiểm soát. Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Đại học Duy Tân đã nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp tổ chức Hội thảo và cám ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trì Lễ Khai mạc để Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.”

    Xuyên suốt 2 ngày diễn ra Hội thảo, đại biểu đến từ các nước trong khu vực Châu Á đã báo cáo về tình hình các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên như: bệnh nhiễm trùng giun sán qua đất, bệnh giun chỉ bạch tuyết , bệnh sán máng, bệnh sán lá gan nhỏ (hay còn gọi là bệnh sán lá gan Đông Nam Á), bệnh ghẻ cóc, bệnh phong, bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán dây, bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người,... Kèm theo đó là thực trạng nhiễm bệnh ở từng quốc gia trong những năm qua, những hoạt động kiểm soát bệnh, các kết quả đạt được và đưa ra những khó khăn thách thức cùng kế hoạch hành động cho giai đoạn 2020 - 2025.

    Nhiều báo cáo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo, tiêu biểu có thể kể đến như:

    • Báo cáo về “Tình trạng hiện tại về việc xóa bỏ bệnh sán máng ở khu vực Caribbean” của TS. Arve Lee Willingham,

    • Báo cáo về “Những chẩn đoán miễn dịch mới trong các căn bệnh ký sinh trùng” của TS. Deng Wangping,

    • Báo cáo về “Thông tin chính xác về vật chủ trung gian đầu tiên của loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis” của TS. Nguyễn Mạnh Hùng,

    • Báo cáo “Dự đoán về môi trường sống của ốc sên Oncomelania hupensis quadrasi and nhận dạng những khu vưc đầy rủi ro đối với ký sinh trùng schistosomiasis japonica ở các xã địa phương và lân cận của Gonzaga, Cagayyan và Philippines: những kết quả ban đầu” của TS. Daria L.Manalo,

    • Báo cáo về “Nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt Nam - Lào” của TS. BS. Hoàng Hà (Đại học Duy Tân),…

    Nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà là một trong những nghiên cứu được chú ý tại Hội thảo khi làm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh Sốt rét biên giới vùng Mekong mở rộng ở Đông Nam Á - một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân tộc thiểu số ở khu vực này. Theo nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax và gần đây nhất TS. BS. Hoàng Hà đã xác định thêm được một nguyên nhân nữa là do một loại ký sinh trùng động vật - Plasmodium knowlesi ở một số quốc gia trong khu vực. Sự tồn tại của ký sinh trùng này là một thách thức đối với các chương trình phòng chống sốt rét, vì ký sinh trùng lây bệnh này tồn tại trong cơ thể của những con khỉ Macaca trú ngụ trong rừng. Kết quả nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà đã chỉ ra được: 9 trường hợp ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi được phát hiện bằng PCR trong các mẫu máu từ khu vực phía Lào và 3 trường hợp từ khu vực phía Việt Nam. Như vậy, ký sinh trùng P. Knowlesi đđược truyền từ cả hai bên biên giới Việt Nam và Lào. Thế nên, cả hai quốc gia cần tiếp tục giám sát mức độ và sự lan truyền của ký sinh trùng P. Knowlesi ở cả 2 bên biên giới đồng thời cần có các chương trình phòng chống sốt rét ở cả 2 nước.

    (Truyền Thông)
    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4654&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này