1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

IAS 37 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, TÀI SẢN TIỀM TÀNG VÀ NỢ TIỀM TÀNG

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi kimhoa13032017, 29/3/18.

  1. kimhoa13032017

    kimhoa13032017 Member

    Tham gia ngày:
    26/1/18
    Thảo luận:
    209
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Chào các bạn yêu quý,
    Chúng ta hãy tiếp tục bài học trong seri IFRS và cùng thảo luận về IAS 37: các khoản dự phòng, tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng.
    Trước IAS 37, hầu như không có quy định về việc khi nào cần phải ghi nhận môt khoản dự phòng. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp ghi nhận và công bố khoản dự phòng chỉ nhằm mục đích che giấu lợi nhuận và chỉ ra kết quả khả quan hơn.
    Vì vậy, IAS 37 phác thảo các nguyên tắc kế toán các khoản dự phòng và chi phí dự phòng, do đó làm giảm tiềm năng áp dụng "kế toán sáng tạo "
    Khoản dự phòng là gì?
    Một khoản dự phòng là một khoản nợ không chắc chắn về thời gian hoặc giá trị. Một doanh nghiệp cần phải kế toán khoản dự phòng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
    1) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra
    2) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
    3) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
    Một nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hợp đồng hoặc pháp luật. Một nghĩa vụ liên đới xuất phát từ một hoạt động của doanh nghiệp mà từ hoạt động đó (dựa trên những gì đã diễn ra, áp dụng thực tế, vv...), dự kiến doanh nghiệp sẽ ghi nhận trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó.
    Có thể xảy ra có nghĩa là có nhiều khả năng, tức là trên 50% cơ hội.
    Vì vậy, nếu tất cả 3 điều kiện trên được thỏa mãn thì khoản dự phòng phải được ghi nhận.
    Khoản dự phòng có được ghi nhận đối với …
    ... Các khoản lỗ hoạt động trong tương lai? Trường hợp này là không, bởi vì không có một sự kiện trong quá khứ và khoản lỗ hoạt động trong tương lai nào thỏa mãn định nghĩa của khoản nơ phải trả.
    ... Hợp đồng rủi ro? trường hợp này là có, nếu doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác để tránh rủi ro .
    ... Sửa chữa bảo hành? Trường hợp này là có lập dự phòng, nếu dựa trên thực tiễn của doanh nghiệp hoặc khách hàng có kinh nghiệm trước đó mong đợi sửa chữa các sản phẩm bị lỗi và doanh nghiệp có thể ước tính chi phí sửa chữa một cách hợp lý.
    ... Đào tạo do sự thay đổi về luật pháp? Trường hợp này là không, vì doanh nghiệp được đưa ra lựa chọn là có thể tránh việc đào tạo. Đây không phải là một khoản nơ phải trả.
    Làm thế nào để ghi nhận khoản dự phòng?
    Trong hầu hết các trường hợp, các khoản dự phòng được hạch toán là:
    Ghi nợ. Chi phí hoạt động kinh doanh (dựa trên bản chất của khoản dự phòng) / Ghi có. Nợ phải trả - khoản dự phòng.
    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, số lượng khoản dự phòng có thể được vốn hóa vào giá trị của tài sản khác. Ví dụ, khi doanh nghiệp có nghĩa vụ tháo dỡ tài sản và khôi phục lại vị trí dùng để đặt tài sản khi kết thúc việc sử dụng tài sản thì phần chi phí tháo dỡ được ghi nhận là:
    Ghi nợ. Tài sản - tài sản dài hạn / Ghi có. Nợ phải trả - khoản dự phòng
    Nếu một khoản dự phòng dự kiến sẽ được giải quyết sau 12 tháng, sau đó nó phải được chiết khấu theo giá trị hiện tại.
    Nợ tiềm tàng là gì?
    Nói một cách đơn giản, nếu một trong 3 điều kiện trên không được đáp ứng thì doanh nghiệp không cần ghi nhận khoản dự phòng.
    Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ ghi khoản nợ tiềm tàng trong phần thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của IAS 37.
    Nợ tiềm tàng là:
    1. Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát;hoặc
    2. Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế (<50% cơ hội) hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy (nhưng điều này là rất hiếm).
    Tài sản tiềm tàng là gì?
    Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
    Một doanh nghiệp không thể hạch toán tài sản tiềm tàng trong báo cáo tài chính, nhưng nếu lợi ích kinh tế gần như chắc chắn thu được (>50% cơ hội) thì sau đó doanh nghiệp có thể ghi nhận tài sản tiềm tàng trên báo cáo tài chính.

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZTAX VIỆT NAM
    VPĐD : Lầu 1, Số 30 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp.HCM
    Hotline : 0901455988 – 0906684383.
    Email : aztaxvietnam@gmail.com
    dichvuketoannhanh .com
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này