1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Mức độ ảnh hưởng của các phụ gia khoáng thiên nhiên lên cường độ bê tông

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi maokamika, 6/12/22.

Tags:
  1. maokamika

    maokamika Member

    Tham gia ngày:
    6/4/21
    Thảo luận:
    520
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Web:
    Mức độ ảnh hưởng của các phụ gia khoáng thiên nhiên lên cường độ bê tông Phụ gia khoáng thiên nhiên là vật liệu vô cơ thiên nhiên ở dạng nghiền mịn được đưa vào trong quá trình trộn nhằm mục đích cải thiện thành phần cỡ hạt và cấu trúc của đá xi măng, bê tông và vữa. Bài viết May mai san trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả của đá bazan và cát nghiền mịn trong cường độ nén của bê tông. Cường độ của bê tông xi măng poóc lăng (BT) bị ảnh hưởng bởi các phụ gia khoáng thiên nhiên (PGKTN) như đá bazan và cát mịn. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào loại, hàm lượng và độ mịn của PGKTN. [​IMG] Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả chung của các đá bazan và cát nghiền mịn trong cường độ nén BT phụ thuộc vào hiệu quả lý học và hiệu quả hóa học của các phụ gia khoáng này. Các loại phụ gia khoáng (PGK), đặc biệt là phụ gia khoáng thiên nhiên (PGKTN) đang được sử dụng trong xi măng và bê tông ở nước ta nhằm mục đích cải thiện tính chất cơ lý, tăng sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Phụ gia khoáng thiên nhiên có thành phần và bản chất khác nhau nên mức độ ảnh hưởng đến đặc tính cường độ của bê tông khác nhau. PGKTN thường có hoạt tính thấp nhưng trữ lượng lớn, chất lượng ổn định và giá thành thấp hơn so với phụ gia khoáng nhân tạo. Với những ưu điểm nổi trội về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật, PGKTN ngày càng được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vai trò và ảnh hưởng của PGK trong xi măng và bê tông đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Hiệu ứng hóa học của PGK liên quan chủ yếu đến khả năng phản ứng hóa học của các thành phần hoạt tính trong PGK với Ca(OH)2 (do thủy hóa các khoáng xi măng tạo ra), còn hiệu ứng lý học chủ yếu được gây ra do thành phần trơ của PGK. Mức độ ảnh hưởng của PGK đến đặc tính cơ lý của bê tông phụ thuộc vào nguồn gốc, thành phần và độ mịn của chúng. Sử dụng PGK trực tiếp trong bê tông có nhiều ưu điểm như dễ dàng thay đổi hàm lượng sử dụng, đa dạng hóa sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiệu quả của PGK sử dụng trong vữa hay BT có thể được đánh giá qua hiệu quả chung hay cả hiệu quả do hiệu quả trơ và hiệu quả hoạt tính. Phụ gia khoáng trơ được sử dụng trong nghiên cứu để thay thế cho thành phần trơ của PGK là BaSO4. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của hai loại PGKTN phổ biến rộng rãi ở nước ta là đá bazan và cát nghiền với độ mịn khác nhau đến đặc tính cường độ nén của bê tông sử dụng xi măng poóc lăng. Hiệu quả chung của PGK do hiệu quả hóa học và hiệu quả lý học được đánh giá dựa trên cơ sở ảnh hưởng của phụ gia khoáng trơ là BaSO4, cát và đá bazan nghiền mịn đến cường độ nén của BT. Điều này giúp cho việc hiểu rõ hơn vai trò của hiệu ứng hóa học và hiệu ứng vật lý của PGK khi lựa chọn loại và công nghệ chế tạo chúng.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này