1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Nhiều nhà đầu tư BĐS đã quay lại chủ đầu tư đòi rút vốn

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi avocado, 27/12/22.

  1. avocado

    avocado Member

    Tham gia ngày:
    7/4/21
    Thảo luận:
    495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Web:
    Nhiều nhà đầu tư BĐS đã quay lại chủ đầu tư đòi rút vốn Thị trường bất động sản trầm lắng, cộng với áp lực nợ vay ngân hàng, nhiều "thượng đế" đã quay lại chủ đầu tư đòi rút vốn. Khách hàng xin rút vốn Nếu vào thời điểm này năm ngoái, chỉ cần có thông tin công bố về đất nền làng pháp bảo lộc một dự án thì ngay lập tức sẽ có hàng trăm người chen lấn xếp hàng để giành quyền mua mà không cần quan tâm nhiều đến giá cũng như tính pháp lý của dự án. [​IMG] Còn hiện nay, dù biết tính pháp lý của dự án rất rõ ràng và tiến độ thi công của dự án đang triển khai tốt,nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn tìm mọi cách xin rút vốn. Tâm điểm của việc khách hàng xin rút vốn gần đây có thể kể đến Dự án căn hộ cao cấp Quốc Cường Gia Lai II (khu 6B, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Trong đơn gửi chủ đầu tư là Công ty Quốc Cường Gia Lai mới đây, khách hàng nêu nhiều lý do để xin được rút vốn. "Tôi ký hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp Quốc Cường Gia Lai II vào tháng 2/2008 và đã đóng tiền hai đợt. Tuy nhiên, hiện nay, do gặp khó khăn tài chính và nội bộ gia đình không đồng ý mua căn hộ... nên làm đơn xin Công ty hoàn trả số tiền đã góp theo hợp đồng...", một khách hàng tên T tha thiết. Tương tự, khách hàng tên H, người đứng tên trên nhiều hợp đồng góp vốn kể lể: "Tôi đứng tên nhiều hợp đồng, nhưng thực tế đó không phải toàn bộ là tiền của tôi, mà là của nhiều người góp lại". H cho biết thêm: "Hiện cả nhóm không còn khả năng tài chính để đóng những đợt tiếp theo, đồng thời đang phải đối mặt với khoản lãi ngân hàng hàng chục triệu đồng/tháng, nên rất muốn được rút vốn". Bên cạnh những trường hợp tha thiết xin được rút vốn với lý do khó khăn về tài chính, thì cũng có những trường hợp "làm căng" với chủ đầu tư bằng cách viện dẫn luật để yêu cầu chủ đầu tư trả tiền lại. Nhà đầu tư tên Q là một ví dụ. Trong văn bản gửi chủ đầu tư, yêu cầu rút vốn, nhà đầu tư Q cho rằng, dự án chưa xây móng, nhưng chủ đầu tư đã huy động vốn là trái với Điều 39 Luật Nhà ở, do vậy, nhà đầu tư Q. yêu cầu chủ đầu tư phải trả lại tiền, nếu không trả sẽ khởi kiện ra tòa. Ngoài Dự án Quốc Cường Gia Lai 2, nhiều dự án khác trên địa bàn TP.HCM cũng đang diễn ra tình trạng tương tự. Giải quyết vấn đề này xem ra không đơn giản. Giải quyết bằng cách nào? Ông Lê Đình Túc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho biết, yêu cầu xin rút vốn khỏi dự án của khách hàng là điều không thể chấp nhận được, bởi lẽ, ngay từ đầu, việc góp vốn vào dự án là do nhà đầu tư hoàn toàn tự nguyện. Trước khi ký vào hợp đồng góp vốn, khách hàng đã đọc và hiểu rất rõ về tính pháp lý của dự án. "Nếu cứ mua sau đó thấy lỗ rồi đòi lại tiền thì vô tình sẽ phá vỡ những thông lệ trong các giao dịch dân sự từ xưa đến nay. Hơn nữa, nếu một khách hàng xin rút vốn mà chúng tôi đáp ứng thì những khách hàng khác cũng xin rút vốn theo. Và như vậy, không những dự án sẽ bị phá sản, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nhà đầu tư khác", ông Túc khẳng định và cho biết, số tiền góp vốn của khách hàng đã được Công ty đầu tư xây dựng dự án. Và mặc dù trong điều kiện đầy khó khăn, thị trường trầm lắng, nguyên vật liệu xây dựng leo thang, nhưng Công ty vẫn cố gắng triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết với khách hàng. Theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai, nếu xét theo tiến độ từng hạng mục của công trình thì dự án có chậm tiến độ đôi chút, do Công ty phải điều chỉnh quy mô Dự án. Theo thiết kế ban đầu, quy mô Dự án Quốc Cường Gia Lai 2 có 4 block với 640 căn hộ. Song do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đồng thời đảm bảo quyền lợi khách hàng góp vốn, Công ty đã điều chỉnh lại quy mô Dự án còn 2 block với 260 căn hộ. "Chúng tôi đang tăng tốc độ thi công Dự án. Chúng tôi đảm bảo sẽ giao căn hộ cho các khách hàng sớm hơn 3 tháng như hợp đồng đã ký", bà Loan cho biết. Cũng theo bà Loan, để chia sẻ khó khăn với khách hàng trong bối cảnh chung, Công ty có thể xem xét lùi thời hạn các đợt đóng kế tiếp, nhưng vì quyền lợi chung của chủ đầu tư và nhiều khách hàng khác, Công ty không thể trả lại tiền cho khách hàng. Còn nếu khách hàng nào cương quyết muốn rút vốn thì phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, theo đó, khách hàng chỉ được nhận lại 50% tổng số tiền đã đóng. Như vậy, quan điểm của chủ đầu tư là sẽ không thể trả lại tiền cho khách hàng đã góp vào Dự án Quốc Cường Gia Lai 2. Còn nếu nhà đầu tư nào cương quyết đòi rút vốn sẽ phải giải quyết thế nào? Theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, hợp đồng góp vốn đầu tư thực chất là hợp đồng kinh tế với mục đích thương mại. Nếu các bên không thực hiện được thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng thì có thể nhờ tòa án giải quyết. Theo đó, tại tòa, các bên sẽ phải có trách nhiệm chứng minh cho lập luận của mình. Nếu chủ đầu tư chứng minh được việc huy động vốn không trái luật và triển khai dự án đúng tiến độ cam kết thì sẽ thực hiện đúng như hợp đồng. Ngược lại, nếu khách hàng chứng minh được chủ đầu tư huy động vốn trái luật,thì tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu. Theo đó, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này