1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Sinh viên Điều dưỡng Đại học Duy Tân tình nguyện trực chốt kiểm dịch COVID-19

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 22/6/21.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    “Cứ 3 giờ đồng hồ sẽ thay ca một lần bất kể ngày hay đêm. Nhịp sinh học thay đổi cùng với cái nắng oi ả lên tới 40 độ giữa trưa mùa hè khiến ai mặt cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại. Nhưng không ai đến trễ hay than thở một phút nào, tất cả đều bừng bừng tinh thần chống dịch”, Nguyễn Huệ Phương - sinh viên năm 3, Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân chia sẻ khi trực tại chốt kiểm dịch tuyến đường bộ ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc (Quảng Nam).

    Khi tình nguyện đăng ký tham gia chiến dịch phòng chống COVID-19, rất nhiều sinh viên ngành Điều dưỡng của Đại học (ĐH) Duy Tân đã được lựa chọn đến hỗ trợ các y bác sĩ, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch ở:

    - Huế,

    - Quảng Nam,

    - Đà Nẵng,

    - …

    Với sự ủng hộ của gia đình, các em sinh viên đang nỗ lực hết mình với một tinh thần phải làm được điều gì đó có ích để góp sức chống dịch COVID-19.

    Hướng dẫn người dân phòng dịch

    Ngay từ những ngày đầu tháng 5, khi vừa kết thúc đợt thực tế tại Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng, Nguyễn Bá Minh Tuấn - sinh viên năm cuối ngành Điều dưỡng Đa khoa, ĐH Duy Tân đã ngay lập tức tham gia hỗ trợ tại chốt kiểm dịch ở đường Hoàng Văn Thái – quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.

    Dưới tiết nắng nóng của mùa hè, nhiệt độ ngoài trời có những hôm lên tới trên dưới 40 độ C, Minh Tuấn vẫn khoác lên mình bộ đồ bảo hộ kín mít và bắt đầu ca trực. Nhiệm vụ của Minh Tuấn cùng với các bạn tình nguyện viên khác là cùng với lực lượng công an, cán bộ y tế tại chốt đo thân nhiệt cho tất cả những người đi vào trung tâm thành phố, hướng dẫn người dân khai báo y tế rồi quét mã QR, ghi lại tất cả những biển số xe vào thành phố và mã QR code để xác nhận thông tin họ đã khai trên máy tính. Khi có bất kỳ người nào từ vùng dịch vào thành phố hoặc có các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, khó thở,... Minh Tuấn và các tình nguyện viên sẽ lấy thêm thông tin để xác định những trường hợp cần đưa vào khu cách ly hay được phép đi vào thành phố.
    [​IMG]
    Minh Tuấn (mặc áo bảo hộ) đang hướng dẫn người dân khai báo y tế tại chốt kiểm dịch

    “Có nhiều người sẵn sàng hợp tác với chúng em để khai báo y tế nhưng cũng có nhiều trường hợp người dân bức xúc khi phải xếp hàng chờ đợi khá lâu dưới thời tiết nắng nóng do lượng người di chuyển vào thành phố rất đông, hoặc nhiều người phản ứng về việc tại sao đã khai báo rồi giờ lại phải khai báo lại. Thực tế, khi đã khai báo quá 48 giờ và vẫn có nhu cầu đi vào trung tâm thành phố thì bất kỳ ai cũng phải khai báo lại để đảm bảo có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh một cách tốt nhất. Những lúc như thế, chúng em luôn giữ một thái độ vui vẻ nhất và cố gắng thuyết phục mọi người hợp tác. Như vậy mới có thể nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh.”, Minh Tuấn chia sẻ.

    Từng tham gia hỗ trợ các bạn sinh viên phòng dịch khi đi học lại tại trường nên Minh Tuấn khá thành thạo với nhiệm vụ của mình ở chốt kiểm dịch. Tuy nhiên, làm việc liên tục trong bộ đồ bảo hộ dưới sức nóng của mùa hè khiến nhiều lúc Minh Tuấn như cảm thấy kiệt sức: “Mọi người theo dõi trên báo đài hay truyền hình cũng thấy những người mặc đồ bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính,… kín mít cả ngày như tụi em thực sự có rất nhiều bất tiện nhưng đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa mầm bệnh. Suốt ca trực, em luôn trong tình trạng người và quần áo ướt đẫm mồ hôi, có những lúc tưởng như sẽ gục xuống nhưng những lời động viên từ các chú công an đã giúp chúng em quyết tâm hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Cũng có những hôm trời bất ngờ đổ mưa giông, chúng em vừa thực hiện nhiệm vụ vừa phải cố gắng giữ vững lều tại chốt, tránh bị gió cuốn bay đi. Những lúc như vậy, em càng mong sẽ nhanh hết dịch để cuộc sống được trở về trạng thái bình thường.”

    [​IMG]
    Thành Đoàn Đà Nẵng và Đoàn trường ĐH Duy Tân trao quà cho các chốt kiểm dịch

    Giống như Minh Tuấn, cô bạn Đặng Thị Thanh Hương - sinh viên năm Nhất ngành Điều dưỡng Đa khoa, ĐH Duy Tân hiện cũng đang trực tại chốt kiểm dịch Hòa Nhơn, Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng. Vì dịch bệnh, nhà trường đã triển khai học online vào ban ngày nên Thanh Hương dành hết thời gian trực ca tối: “Ngày nào cũng trở về nhà sau 22h khuya nên thực sự là khá mệt nhưng cứ nghĩ đến việc làm của mình đang góp một phần nhỏ giúp cho thành phố kiểm soát được tình hình dịch bệnh, em lại thấy phấn chấn và có động lực hơn hẳn.”

    “Vì chốt em trực hầu hết là các xe khách, xe tải từ bên ngoài đi vào thành phố nên lượng công việc tại chốt cũng khá nhiều nhưng chúng em luôn cố gắng đảm bảo thực hiện nghiêm túc để tránh những trường hợp đi từ vùng dịch hay có triệu chứng nghi ngờ có thể vào được bên trong thành phố. Người dân ở khu vực chốt trực cũng rất quan tâm tới chúng em và các cô chú công an, y tế. Đoàn trường thường xuyên tiếp sức trái cây, nước uống khiến chúng em cảm thấy rất vui và tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa.”, Thanh Hương cho biết thêm.

    Bình tĩnh, kiên nhẫn để xử lý mọi trường hợp vi phạm quy định phòng chống COVID-19

    “Cứ 3 giờ đồng hồ sẽ thay ca một lần bất kể ngày hay đêm. Nhịp sinh học thay đổi cùng với cái nắng oi ả lên tới 40 độ giữa trưa mùa hè khiến ai mặt cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại. Nhưng không ai đến trễ hay than thở một phút nào, tất cả đều bừng bừng tinh thần chống dịch”, Nguyễn Huệ Phương - sinh viên năm 3, Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân chia sẻ khi trực tại chốt kiểm dịch tuyến đường bộ ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc - “cửa ngõ” giao thông nối liền tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.

    Có lẽ ở thời điểm dịch bùng phát, cùng với việc các y bác sĩ nỗ lực ngày đêm khám chữa bệnh thì các chốt kiểm dịch là vô cùng quan trọng bởi công tác kiểm soát người bệnh ra vào thành phố, ra vào các khu cách ly ở các “cửa ngõ” này sẽ góp một phần không nhỏ để phòng chống dịch bệnh. Tại chốt kiểm dịch, Huệ Phương phải thực hiện rất nhiều việc từ kiểm soát lượng xe, đo thân nhiệt đến hỗ trợ người dân khai báo y tế.

    [​IMG]
    Huệ Phương thực hiện đo nhiệt độ cho người dân đi qua chốt

    “Em cảm thấy thật sự khâm phục lực lượng công an, bộ đội, và đội ngũ y bác sĩ trong cả nước đang phải ‘gồng mình’ chống chọi với dịch bệnh giữa tiết trời oi ả thế này. Những ngày trực chốt kiểm dịch đã cho em thật nhiều kinh nghiệm để sau này khi trở thành một Điều dưỡng viên, em sẽ nỗ lực hơn nữa trong công việc của mình, góp sức trẻ chăm sóc người bệnh được tốt hơn.”, Huệ Phương cho biết.

    Nguyễn Thị Hà Trâm - sinh viên năm Nhất khoa Điều dưỡng cũng tương tự một tinh thần nhiệt huyết khi đăng ký tham gia chống dịch COVID-19 tại xã Hương Phú, Nam Đông, Huế. Một buổi làm việc của Hà Trâm tất bật với các hoạt động: xịt khuẩn, đo thân nhiệt; hướng dẫn người dân khai báo y tế; kiểm soát người và phương tiện qua lại; ngăn chặn không để phương tiện chở người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh ra, vào địa bàn; phối hợp với lực lượng chức năng xử lý các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch COVID-19;...

    Những ngày tham gia hỗ trợ trực chốt kiểm dịch, Hà Trâm đã gặp phải rất nhiều các trường hợp với thái độ trái ngược nhau khi đi qua chốt: “Trong số rất nhiều người đến khai báo y tế, có một bác lớn tuổi bị gãy chân. Nhìn bác loay hoay đi lại khó khăn, em đã nhanh chóng đỡ bác vào chỗ có bóng mát, đồng thời, hỗ trợ bác đo thân nhiệt và khai báo. Tinh thần và trách nhiệm của bác khiến em và các bạn vô cùng trân trọng. Trong khi đó, có nhiều người dù còn rất trẻ lại phản ứng trước những quy định về phòng chống dịch bệnh. Chứng kiến một cặp vợ chồng nhất quyết chỉ đồng ý khai báo y tế cho vợ hoặc chồng, em đã phải thuyết phục và hướng dẫn kỹ càng. Sau cùng, họ mới đồng ý khai báo cả hai. Rất nhiều những sự việc xảy ra khiến em phải tự nhắc nhở bản thân về tính kiên trì, sự bình tĩnh để làm tốt công việc.”, Hà Trâm cho biết.

    ThS. Nguyễn Diệu Hằng - Phó Khoa Điều dưỡng ĐH Duy Tân, cho biết: “Trong quá trình đào tạo, nhà trường đã trang bị cho các em rất nhiều kiến thức chuyên môn bao gồm các kỹ năng, kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các kiến thức về chăm sóc người bệnh mắc các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa,… đồng thời chú trọng việc giáo dục y đức và tinh thần trách nhiệm cho người học, khuyến khích sinh viên tích cực đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

    Trước sự thiếu hụt nhân lực hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh, rất đông sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe (bao gồm Y, Dược và Điều dưỡng) của ĐH Duy Tân đã đăng ký tham gia tình nguyện. Tôi cảm thấy rất vui trước tinh thần trách nhiệm của các em với cộng đồng đồng thời luôn nhắc nhở các em phải kiên trì và bản lĩnh xử lý những tình huống khẩn cấp, tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch và tối đa giúp đỡ mọi người để chung tay đẩy lùi dịch bệnh.”

    ĐẠI HỌC DUY TÂN

    § 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.

    § Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.

    § Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.

    § Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

    § Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2021.

    § Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.

    § Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.

    (Nguồn:https://tienphong.vn/sinh-vien-dieu...LEsJQis8jsuYcgoo_GBCBGDx6_AUuV2IkludoJcwkgwpI)
     

    Chia sẻ trang này

  2. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện DTU nhận Giải thưởng tại Cuộc thi ảnh “Câu chuyện Rác nhựa”

    Chung tay góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường xung quanh, bạn Võ Hoài Nam - sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện, Đại học Duy Tân đã truyền đi thông điệp này thông qua bức ảnh “Anh hùng nơi biển cả”. Bức ảnh đã đạt giải Khuyến khích tại cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa” và nhận về không ít lời khen ngợi từ Hội đồng Ban giám khảo cũng như cộng đồng mạng.

    [​IMG]

    Võ Hoài Nam - sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện, Đại học Duy Tân


    Cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc phát động, tổ chức và được thực hiện bởi Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Qua đó, người dân và các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về những tác động tiêu cực của việc quản lý chất thải không đúng cách với sức khỏe con người và môi trường.


    Là một người trẻ, luôn quan tâm đến các vấn đề “nóng” về môi trường, do đó, khi cuộc thi được phát động, Hoài Nam hăng hái đăng ký tham gia, mong muốn góp một phần nhỏ sức lực vào việc lan tỏa những hành động tốt đẹp để bảo vệ môi trường đến với tất cả mọi người. Tác phẩm mà Hoài Nam gửi đi dự thi có tiêu đề “Anh hùng nơi bến cảng”. Chia sẻ về lý do đặt tên cho bức ảnh này, Hoài Nam cho biết: “Để tìm kiếm ý tưởng, em đã đi lang thang một vài nơi và tình cờ ghé qua cảng cá Thọ Quang. Ở đây, giữa khung cảnh mênh mông biển nước, những con thuyền lớn đang neo đậu, phía dưới mạn thuyền chỉ ngập tràn rác thải và có một cụ ông cầm chiếc vợt cũ để thu gom chai lọ, rác thải nhựa nổi lềnh bềnh. Giữa tiết trời oi ả của cái nắng gần 40 độ C, một người đàn ông nhá nhem mồ hôi, không quản ngại khó khăn, vẫn cặm cụi làm việc. Lựa chọn góc máy đẹp, em đã ghi lại khoảnh khắc chân thật này. Sau một lúc trò chuyện, em mới biết rằng, mỗi ngày ông đều thu gom rác, một phần giúp cho môi trường bến cảng sạch hơn, một phần cũng kiếm thêm được thu nhập từ việc bán những chai nhựa đã qua sử dụng. Và cái tên “Anh hùng nơi bến cảng” ra đời từ đây. Đối với em, ông đã làm một công việc thầm lặng như những ‘người hùng’, không cần ai biết, không cần tiếng tăm, chỉ cần môi trường sạch đẹp.”


    [​IMG]

    Tác phẩm “Anh hùng nơi bến cảng” của Võ Hoài Nam đạt giải Khuyến khích


    Cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa” đã thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ tài năng, các nhà Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với hơn 8.400 bức ảnh trên khắp cả nước được gửi về cho Ban Tổ chức. Hội đồng chấm giải gồm các nhà chuyên môn, nghệ sĩ nhiếp ảnh có uy tín đã làm việc khách quan, công tâm, trách nhiệm để chọn ra được các tác phẩm xuất sắc. Trong đó, có 3 giải A, 3 giải B, 3 giải C và 5 giải Khuyến khích. Tác phẩm “Anh hùng nơi bến cảng” của Hoài Nam đã xuất sắc nhận giải Khuyến khích và trở thành một trong số nguồn tư liệu truyền thông về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa gắn với những hình ảnh đẹp về quê hương đất nước, tôn vinh giá trị của thiên nhiên.


    Bày tỏ cảm xúc khi vượt qua nhiều thí sinh và nhận được giải thưởng từ cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa”, Hoài Nam chia sẻ: “Em cảm thấy rất vui và vịnh dự khi nhận được giải thưởng lần này. Nó khiến em hào hứng hơn khi mình đã lan tỏa được thông điệp: ‘Nói không với rác nhựa và bảo vệ môi trường biển’. Em mong rằng, qua cuộc thi lần này, nhiều bạn trẻ sẽ tiếp cận được với những minh chứng cụ thể nhất về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường. Từ đó, mọi người cùng nhau nâng cao ý thức và có trách nhiệm với cộng đồng, vì một Việt Nam tươi sáng.”


    (Truyền Thông)

    Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5047&pid=2068&lang=vi-VN
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này