1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Sức hấp dẫn của ngành Báo chí-Truyền thông trong kỷ nguyên số

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 27/4/20.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Sức hấp dẫn của ngành Báo chí-Truyền thông trong kỷ nguyên số

    Trong thời đại hoàng kim của công nghệ và số hóa, thị trường lao động đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Báo chí và Truyền thông.

    [​IMG]

    Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn tổ chức hội thảo giáo dục nhân văn cho sinh viên…


    Nhận thức rõ điều đó, các cơ sở giáo dục nhanh chóng xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu nhằm cung cấp cho xã hội những phóng viên, nhà báo, chuyên viên truyền thông giỏi và năng động. Với thời gian dài đào tạo các ngành về Báo chí và Truyền thông, Đại học (ĐH) Duy Tân đã tạo được thương hiệu đáng tin cậy để các bạn trẻ tìm đến theo học và hiện thực hóa ước mơ trở thành chuyên gia truyền thông hay nhà báo trong tương lai.


    Ngành Văn Báo chí: Nâng cao nghiệp vụ cho người cầm bút


    Có không ít các cuộc tranh luận về sự “lên ngôi” của các loại hình báo chí hiện đại như báo điện tử, đa dạng các hình thức truyền hình,…đang thay thế dần các loại hình báo chí truyền thống như báo in, báo nói,… Tuy nhiên, khi nhiều người già vẫn giữ thói quen đón chờ một tờ báo giấy mỗi sáng hay không ít người trẻ vẫn bật radio để nghe tin tức trên các phương tiện giao thông, lúc thảnh thơi đọc các tạp chí giải trí thì sự thành công thật sự không nằm ở mới hay cũ, truyền thống hay hiện đại mà là ở sân chơi của những tài năng có thể giữ chân được độc giả hay thính giả của chính mình. Những tài năng đó không đâu khác chính là ở các nhà báo, phóng viên biết độc giả của mình cần gì, thích gì để từ đó nâng cao nghiệp vụ, cung cấp đến mọi người những thông tin “nóng” và chính xác.


    Hiểu sâu vấn đề đó, 13 năm qua, khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Duy Tân luôn kiên định trong việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho tất cả các sinh viên theo học ngành Văn Báo chí tại trường. Dù ngay khi vào trường, nhiều sinh viên có thể đã định hướng theo đuổi các loại hình báo chí khác nhau nhưng ĐH Duy Tân luôn khuyến khích và yêu cầu sinh viên phải trang bị đầy đủ các kiến thức về tất cả các loại hình và lĩnh vực từ Văn học - Ngôn ngữ đến Báo chí đến Truyền thông. Bởi tất cả các loại hình báo chí truyền thống hay hiện đại hiện nay đều đòi hỏi các cây bút phải giỏi tay nghề, có khả năng viết lách, biên tập, lập luận, nhận biết vấn đề để có thể xử lý một cách thấu đáo.


    Theo học tại trường, sinh viên Văn Báo chí sẽ được học tập theo một mô hình đào tạo rất thú vị là PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng để sinh viên có thể nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề có thể nảy sinh. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên còn được giới thiệu thực tập tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình,… để cho ra đời các bài báo, ấn phẩm và nhiều chương trình truyền hình chất lượng.


    Chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức đối với các tân Cử nhân Văn Báo chí, ThS. Võ Thị Kim Ngân - Trưởng bộ môn Báo chí & Truyền thông bày tỏ: “Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí đang trở thành một ngành học ‘hot’ và mở ra nhiều triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên. Tính đến nay, ĐH Duy Tân có đến 90% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Văn Báo chí có việc làm và nhiều bạn hiện đang công tác tại các cơ quan báo đài địa phương hay các công ty truyền thông trên cả nước. Tiêu biểu như bạn Nguyễn Thị Thuận - Phóng viên báo Người lao động (Tp. Hồ Chí Minh), Đặng Xuân Huy - Chuyên viên Đài Truyền thanh huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Lê Hoàng Hiệp - Phóng viên báo Đà Nẵng, Nguyễn Thanh Hảo - Biên tập viên Công ty Truyền thông giải trí Điền Quân, Nguyễn Thanh Đức - Phóng viên báo Zing,…”


    Ngành Truyền thông Đa phương tiện: Cơ hội “vàng” giữa thời đại công nghệ số


    Sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ Thông tin đã tạo tiền đề để cho sự ra đời nhiều ngành nghề mới hấp dẫn, trong đó có ngành Truyền thông Đa phương tiện. Ngành học này đang trở thành “đích ngắm” hấp dẫn và thu hút đông đảo các sĩ tử tham gia lựa chọn vào các mùa tuyển sinh gần đây.

    [​IMG]

    … và lập câu lạc bộ cùng nhiều sân chơi thú vị giúp sinh viên giao lưu, nâng cao nghiệp vụ


    Tại ĐH Duy Tân, ngày càng có nhiều thí sinh đăng ký theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện, bởi sự hấp dẫn từ ngành học mang đến cho sinh viên cơ hội được sáng tạo và truyền tải đến độc giả các thông điệp ý nghĩa thông qua các sản phẩm tinh tế và đầy tính nghệ thuật. Sau 4 năm học, tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện, các tân sinh viên có đủ năng lực để xây dựng:


    - chương trình truyền hình,


    - phim điện ảnh,


    - kỹ xảo điện ảnh,


    - ấn phẩm đồ họa,


    - mô phỏng ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch,…


    Đặc biệt, các bạn cũng có thể tạo ra các sản phẩm đồ họa đa phương tiện như: banner quảng cáo, video viral (video lan truyền trên mạng) hay xây dựng website, thiết kế giao diện,…


    Sinh viên theo học các ngành Báo chí và Truyền thông tại ĐH Duy Tân đang có một lợi thế rất lớn. Ngoài việc được tiếp thu nền tảng kiến thức sâu rộng về Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử, Tổ chức sự kiện, Thiết kế thông điệp truyền thông, Xử lý khủng hoảng truyền thông, Sản xuất Điện ảnh - Truyền hình,… sinh viên còn được thực tập trong hệ thống nhà xưởng, phòng học có trang thiết bị hiện đại. Trong đó, có Xưởng phim Silver Swallows Studio, Tạp chí Khoa học Công nghệ DTU, Trung tâm Truyền thông Duy Tân, Trung tâm Công nghệ Thông tin CIT, Trung tâm Công nghệ phần mềm CSE,… hỗ trợ trực tiếp giúp sinh viên được thực tập và nâng cao tay nghề để có thể làm tốt công việc và nhận một mức lương như mơ ước trong tương lai.


    Mùa Tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân quyết định trao Học bổng cho các thí sinh theo học ngành Văn Báo chí, ngành Truyền thông Đa phương tiện:


    · 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm Xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học ngành Văn Báo chí, ngành Truyền thông Đa phương tiện.


    · Học bổng điểm cao: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 5.000.000VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học ngành Văn Báo chí, ngành Truyền thông Đa phương tiện.


    · Cấp 50 suất học bổng giảm 15% học phí năm học đầu tiên cho thí sinh đăng ký ngành Văn Báo chí và 50 suất học bổng giảm 10% học phí năm học đầu tiên cho thí sinh đăng ký Truyền thông Đa phương tiện.


    Tổ hợp Môn xét tuyển:

    [​IMG]

    Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí, ngành Truyền thông Đa phương tiện của ĐH Duy Tân tại đây: Văn Báo chí, Truyền thông Đa phương tiện.


    ĐẠI HỌC DUY TÂN


    1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS ranking.


    Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.


    Xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng URAP.


    Xếp 1854 thế giới và thứ 3 trong 4 Đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng CWUR.



    Mọi chi tiết liên hệ:


    Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân


    254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng


    Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391


    Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn


    Email: tuyensinh@duytan.edu.vn; Facebook: tuyensinhDTU
     

    Chia sẻ trang này

  2. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,495
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Máy thở của ĐH Duy Tân (DTU-Vent) hứa hẹn giá thành không quá 20 triệu VND

    Ngày 11/04/2020, Trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã có buổi giới thiệu sản phẩm máy thở DTU-Vent (phiên bản Ver1.0), dành cho bệnh nhân COVID-19, do nhóm nghiên cứu của trường nghiên cứu và chế tạo. Đến dự buổi giới thiệu có Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ cùng lãnh đạo Sở Y tế và Sở Khoa học-Công nghệ của thành phố.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Ông Huỳnh Đức Thơ cùng lãnh đạo các Sở Ban ngành đến dự buổi giới thiệu sản phẩm máy thở và tham quan các phòng thực hành Khối Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân

    Sản phẩm máy thở DTU-Vent là dòng máy thở không xâm nhập, cung cấp dòng khí oxy đến phổi ở một tầng suất cố định thông qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi-miệng, đáp ứng nhanh một lượng khí lớn nhằm kích thích hoạt động thở của người bệnh, như các bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng suy hô hấp nguy kịch. Điểm nổi bật của sản phẩm này là:


    · Tự chủ về công nghệ với tỷ lệ nội địa hóa cao,


    · Giá thành thấp hơn 4 đến 5 lần so với các máy cùng loại hiện có trên thị trường: chỉ ở mức 20 triệu đồng.

    [​IMG]

    TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cùng Nhóm nghiên cứu giới thiệu về sản phẩmmáy thở DTU-Vent

    Cụ thể hơn, để phát triển máy thở DTU-Vent, đội nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã tham khảo nhiều mẫu máy thở khác nhau đã có trên thị trường như E-Vent (của MIT), OxVent (của ĐH Oxford), Medtronics PB650, Lowenstein Ventilator,… Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với yêu cầu thiết kế hay điều kiện kinh tế và sản xuất ở Việt Nam. Ví dụ, nếu sử dụng mô hình “siêu tiết kiệm” với bóng silicon “ambu®” như của E-Vent thì tốc độ nén khí khó mà cao được, chưa kể việc khó điều khiển được các thông số đặc biệt do sự biến dạng tự do của bóng silicon khi nén. Hay nếu theo mô hình thiết kế của Medtronics thì đòi hỏi khá nhiều vi điều khiển và cảm biến “đắt tiền” của nhiều hãng khác tích hợp lại (nhưST10F276Z5T3 của ST Microelectronics hay AWM3300V của Honeywell). Thế nên, đội nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã chọn hướng thiết kế với tỷ lệ nội địa hóa cao đối với các linh kiện và vật tư cần được sử dụng, mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu trong phục vụ bệnh nhân COVID-19:


    - Sử dụng bơm piston với độ ổn định và chính xác cao của dòng khí,


    - Thiết kế theo các yêu cầu thông số đáp ứng những khuyến cáo của


    AMMI-COVID 19,


    - Sử dụng vừa đủ các cảm biến cho yêu cầu của một bệnh nhân


    COVID-19 đang suy hô hấp,


    - ...


    Đồng thời, đội nghiên cứu cũng đặt nặng yêu cầu thiết kế một máy thở nhỏ gọn để có thể ứng biến nhanh trong các tình huống dịch bệnh lây lan với pin dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục trong 3 giờ đồng hồ khi bị cúp/ngắt điện.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Cận cảnh mẫu máy thở đầu tiên của các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân

    Mặc dù chưa là phải phiên bản cuối cùng cho thương mại hóa, nhưng bản DTU-Vent Ver1.0 đã có được những điểm mạnh đáng kể như:


    - Điều chỉnh thể tích bơm với độ chính xác cao hơn và liên tục hơn so với sản phẩm máy thở sử dụng turbine gió khó điều khiển (như của Medtronics),


    - Thiết kế piston cho phép tiết kiệm năng lượng so với các thiết kế máy thở khác trên thị trường,


    - Giảm tần suất tiếng ồn khi bơm khí,


    - Giảm giá thành sản xuất do dùng vừa đủ số lượng cảm biến,


    - …


    Hiện tại, DTU-Vent có 10 chế độ được cài đặt sẵn thông qua ước lượng chiều cao của bệnh nhân, giúp cho nhân viên y tế tiết kiệm thời gian và dễ dàng vận hành máy. Máy có thể chạy được ở nhiều chế độ khác nhau như:


    - kiểm soát áp suất (pressure control),


    - kiểm soát thể tích (volume control), và


    - cung cấp hỗ trợ hô hấp cần thiết và tức thì (assist control) theo các chỉ số sống còn của người bệnh.

    [​IMG]

    TS. Lê Hoàng Sinh (bên trái) – Trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm máy thở DTU-Vent

    Hướng đến việc hoàn thiện máy thở DTU-Vent, TS. Lê Hoàng Sinh, trưởng nhóm nghiên cứu dự trù DTU-Vent sẽ sớm có thêm các tính năng như áp suất dương duy trì (PEEP), điều khiển từ xa, chỉnh nhiệt độ dòng khí, tích hợp màn hình điều khiển cảm ứng với hiển thị biểu đồ thời gian thực (thay vì kết nối máy tính như hiện tại),...


    Có mặt tại buổi giới thiệu DTU-Vent, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng cam kết Đà Nẵng sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm để hướng đến thương mại hóa thiết bị. Trong khi đó, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng và ông Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Đà Nẵng cho biết sẽ giúp kết nối lực lượng bác sĩ và chuyên gia y tế của thành phố trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, cũng như thành lập hội đồng thẩm định sau cùng khi sản phẩm hoàn thiện. Lãnh đạo thành phố thể hiện mong muốn nhóm nghiên cứu vượt qua các khó khăn để sớm cho ra mắt sản phẩm hoàn thiện.


    ĐẠI HỌC DUY TÂN


    - 1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.


    - Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.


    - Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1854 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.


    - Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.


    - Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.


    P.V

    https://www.tienphong.vn/giao-duc/m...-gia-thanh-khong-qua-20-trieu-vnd-1640899.tpo
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này