1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Thành công Bắt nguồn từ Đam mê nghiên cứu và Chế tạo Robot của Chàng trai Khoa Cơ khí

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 21/9/21.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,464
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Thành công Bắt nguồn từ Đam mê nghiên cứu và Chế tạo Robot của Chàng trai Khoa Cơ khí

    Là lớp trưởng lớp K25 EDC PNU đồng thời là Phó Bí thư Liên chi đoàn Khoa Cơ khí của Đại học Duy Tân, chàng trai năng động và giàu nghị lực Trương Minh Xuân Tùng đã và đang miệt mài học tập với mong muốn nhanh chóng biến ước mơ có thể chế tạo ra các chú robot thông minh của mình thành hiện thực. Đam mê nghiên cứu để chế tạo những chú robot từ tấm bé nên ngay khi đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn trường đại học, Xuân Tùng không ngần ngại tìm đến Khoa Cơ khí của Đại học Duy Tân để theo học.


    Tiếc nuối thời ấu thơ trở thành động lực khi trưởng thành


    Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê tại xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, những thiếu thốn, thiệt thòi về điều kiện sống, điều kiện học tập chưa bao giờ làm vơi đi ước mơ lớn trong tim của cậu bé Xuân Tùng.

    [​IMG]

    Xuân Tùng tham gia quảng bá hình ảnh

    chuyên ngành “Công nghệ Kỹ thuật Ô tô” năm 2020


    Bồi hồi nhớ về kỷ niệm tuổi thơ của mình, Xuân Tùng cho biết: “Từ khi còn là một cậu bé 10 tuổi, em luôn ước ao được cầm trong tay những chiếc xe đua F1 mô hình nhỏ gọn như các bạn đồng trang lứa. Thời điểm đó, sở hữu những chiếc xe đua mô hình thực sự là 1 khát khao của những cậu bé… không đủ tiền như em. Với mục tiêu phải mua bằng được 1 chiếc xe đua mô hình, em đã tích cóp và dành dụm từng đồng cho đến khi đạt đến số tiền 215.000 đồng với các mệnh giá nhỏ chưa từng thấy.”


    Xuân Tùng vẫn nhớ như in cảm giác ngày đó, khi cầm trong tay số tiền tiết kiệm được, tung tăng háo hức chạy đến cửa hàng đồ chơi với niềm vui sướng khó có thể tả xiết. Những tưởng ước mơ đã nằm trong tầm tay, nào ngờ cậu đã phải trải qua cú “sốc” đầu tiên trong đời chỉ vì một “lỗi bất cẩn” không thể tha thứ.


    “Đứng ở cửa hàng đồ chơi, em lục hoài trong túi số tiền quý giá đã dành dụm bấy lâu để ‘rinh’ chiếc xe đua F1 mô hình về nhà. Nhưng dù có cố hết sức tìm kiếm, lục lọi đến ‘thủng’ cả túi quần thì em cũng không thể tìm thấy số tiền đó. Nó đã ‘bốc hơi’ lúc nào trên đoạn đường làng năm ấy. Em sốt sắng đi tìm số tiền đó, nhưng mọi thứ nhận lại chỉ là sự vô vọng.”, Xuân Tùng kể lại cảm giác tiếc nuối năm nào.


    Những ngày tháng sau đó, không biết bao nhiêu lần Xuân Tùng tưởng tượng ra cảnh tìm lại được số tiền của mình, sung sướng mua được chiếc xe mình yêu thích. Chính vì những tiếc nuối khôn nguôi khiến mong ước có một chiếc xe đua của riêng mình lại càng sôi sục hơn bao giờ hết. Cuối cùng, Xuân Tùng quyết định tự mày mò để chế tạo những mô hình xe đua bằng giấy, bằng tre và bằng mọi vật liệu cậu có được. Sau đó là mày mò tạo ra những chú robot thô sơ mà cậu yêu thích.


    6 năm sau, đúng như mong muốn thời thơ ấu, Trương Minh Xuân Tùng được chính thức tham gia Robodnic 2017 - Cuộc thi sáng tạo robot Đà Nẵng mở rộng. Dù không đạt giải nhưng cuộc thi chính là cánh cửa mở ra cho Xuân Tùng hi vọng sẽ chế tạo ra những chú robot ngày càng linh hoạt, thực hiện các yêu cầu phức tạp hơn.


    Thích nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng


    Sau 2 năm theo học tại Đại học Duy Tân, Xuân Tùng càng nhận thấy quyết định lựa chọn ngôi trường danh tiếng của miền Trung là đúng đắn khi thực sự được thỏa sức sáng tạo và “dấn thân” vào con đường nghiên cứu khoa học.


    Ngoài thời gian học tập chính khóa tại giảng đường, Xuân Tùng dành khá nhiều thời gian cho việc lên ý tưởng, tìm đề tài nghiên cứu phù hợp, tìm nhóm nghiên cứu, lên kế hoạch làm việc nhóm, xây dựng các mô hình thực tế,…

    [​IMG]

    Xuân Tùng (ngoài cùng bên trái) - Top 5 cuộc thi

    “ASEAN Virtual Entrepreneurship Hackathon” năm 2020


    Tuy nhiên, việc nghiên cứu không phải bao giờ cũng “thuận buồm xuôi gió”, những lúc cảm thấy “bế tắc” và không tìm thấy hướng giải quyết cho đề tài, Xuân Tùng mạnh dạn “gõ cửa” các bậc đàn anh trong trường và tìm đến các giảng viên Khoa Cơ khí của Đại học Duy Tân để lắng nghe những lời khuyên chân thành và hữu ích.


    “Từ khi ‘bắt tay’ với các hoạt động nghiên cứu khoa học, em thấy mình học hỏi và khám phá được rất nhiều kiến thức bổ ích, tích lũy được nhiều kỹ năng ‘mềm’ cần thiết cũng như ngày càng mở rộng được vốn hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên của Khoa Cơ khí Đại học Duy Tângiúp em và các bạn yêu thích nghiên cứu có thêm động lực để hoàn thành những đề tài ‘khó nhằn’ và tiếp tục nuôi dưỡng những ý tưởng khoa học mới mẻ, tạo ra nhiều hơn những sản phẩm hữu ích phục vụ cho cộng đồng.”, Xuân Tùng chia sẻ.


    Với nỗ lực không ngừng của bản thân cùng sự hỗ trợ đắc lực của các giảng viên tâm huyết và giàu kinh nghiệm của Khoa Cơ khí Đại học Duy Tân, nhiều đề tài của Xuân Tùng được đánh giá cao như: Thiết kế và thi công hệ thống giám sát và cải thiện chất lượng không khí; Thiết kế và thi công bộ chuyển đổi tín hiệu Zigbee sang LoRa trong mạng cảm biến không dây;Thiết kế, thi công hệ thống cảnh báo cho trạm xử lí nước thải cho Thành phố Đà Nẵng, Thiết kế và thi công buồng cứu sinh dành cho ngư dân,…


    Bên cạnh đó, từ niềm đam mê khoa học kỹ thuật, lập trình sáng chế robot, Xuân Tùng đã tiếp tục tìm tòi, chế tạo ra những chú robot hoàn thiện hơn, có thể thực hiện những yêu cầu như: di chuyển nhanh chóng và linh hoạt, gắp thả các đồ vật, vượt qua chướng ngại vật,... Những chú robot của Xuân Tùng và các bạn được thiết kế, lập trình và kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở các kiến thức chuyên môn về thiết kế chế tạo cơ khí, thiết kế mạch điện, lập trình tự động,… được học tại trường và tham khảo thêm từ các đầu sách chuyên ngành được thầy cô giới thiệu.

    [​IMG]

    Xuân Tùng đạt Giải Nhất tại Cuộc thi Thiết kế mạch CDIO 2020


    Do vậy, nhiều “quả ngọt” đến từ niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã được “trao tặng” cho Xuân Tùng.Trong số đó, có thể kể đến:


    + Giải Nhất cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2020” do Khoa Điện-Điện tử Đại học Duy Tân tổ chức,

    + Giải Nhất cuộc thi “Robot đại chiến năm 2020” do Khoa Điện-Điện tử Đại học Duy Tân tổ chức,

    + Giải Nhất tại “Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Đại học Duy Tân năm 2021”,

    + Top 5 cuộc thi “ASEAN Virtual Entrepreneurship Hackathon” năm 2020 do Đại học Duy Tân kết hợp với trường Universitas Islam Indonesia (Indonesia) tổ chức,

    + Giải Khuyến khích tại “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2020” do Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức,

    + Được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống Học sinh Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2021),…


    Với chàng sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học ấy, ngoài giờ học tập tại giảng đường và thời gian nghiên cứu trong phòng thực hành, em còn rất tích cực tham gia nhiều hoạt động đoàn thể tại trường trong 2 năm học vừa qua tại Đại học Duy Tân. Bên cạnh tham gia chương trình Mùa hè xanh, Bác sĩ điện tử với các bạn sinh viên Duy Tân, Xuân Tùng còn nhiệt tình đăng ký ghi danh để đồng hành cùng các Đoàn viên trong trường trong nhiều hoạt động khác như: Hiến máu nhân đạo, Ngày chủ nhật xanh, hướng dẫn các em học sinh cấp 3 tham quan trường,…


    Xuân Tùng cho biết: “Để có thể vừa đảm bảo được việc học tập và nghiên cứu cân bằng với các giờ hoạt động ngoại khóa và thể dục thể thao, em luôn lên kế hoạch cụ thể nhất để sắp xếp và phân chia hợp lý để cả hai đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn giúp em có thêm động lực để học tập và nghiên cứu với mong muốn có thể cống hiến sức trẻ cho nhiều hoạt động vì cộng đồng hơn nữa trong tương lai.”


    (Truyền Thông)

    Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5103&pid=2064&lang=vi-VN
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này