1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Tọa đàm Trách nhiệm Giải trình Tư pháp trong Bối cảnh Tăng cường Cải cách Tư pháp và Hội nhập

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi minhuyen0301, 26/2/19.

  1. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Tọa đàm Trách nhiệm Giải trình Tư pháp trong Bối cảnh Tăng cường Cải cách Tư pháp và Hội nhập Quốc tế ở Việt Nam

    Sáng ngày 25/1/2018, Khoa Luật Đại học Duy Tân đã tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học: “Trách nhiệm giải trình Tư pháp trong bối cảnh tăng cường cải cách Tư pháp và Hội nhập quốc tế ở Việt Nam”. Tham dự có các khách mời đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện đến từ Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. Đà Nẵng cùng đông đảo giảng viên và sinh viên Khoa Luật của Đại học Duy Tân.

    [​IMG]

    Khách mời hào hứng chia sẻ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải trình Tư pháp


    Bản chất của Trách nhiệm giải trình Tư pháp là việc công dân kiểm soát chính quyền của mình thông qua bầu cử. Những năm gần đây, với việc mở rộng cách tiếp cận với nhiều thành tố phức tạp hơn, buổi Tọa đàm Khoa học “Trách nhiệm giải trình Tư pháp trong bối cảnh tăng cường cải cách Tư pháp và Hội nhập quốc tế ở Việt Nam” được tổ chức là dịp để những người tham dự tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm về giải trình Tư pháp của Việt Nam cũng như một số quốc gia khác.


    Ở nghĩa rộng nhất có thể hiểu rằng, Trách nhiệm giải trình Tư pháp là một trong những hoạt động quyền lực thể hiện mối liên hệ giữa chủ thể quyền lực với khách thể của nó nhằm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền. Những việc làm này được thực hiện nhằm bảo đảm để khách thể phải nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về quyền lực được xác định trong Hiến pháp, pháp luật và các đòi hỏi khác nhau của chủ thể quyền lực như đường lối, chính sách, đạo đức, tư tưởng,...

    [​IMG]

    Đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân tham dự buổi Tọa đàm


    Tại buổi tọa đàm, một trong những nội dung tạo sự chú ý của những người tham dự là cần đặt trách nhiệm giải trình như thế nào cho hợp lý trong mối quan hệ với một số nguyên tắc cốt lõi khác của tư pháp - độc lập tư pháp. Chính vì điều này mà cộng đồng quốc tế và một số khu vực đã nỗ lực xây dựng một số chuẩn mực, khuyến nghị về các cơ chế, hình thức bảo đảm trách nhiệm giải trình Tư pháp.


    Bên cạnh đó, nhiều tham luận nhận được sự quan tâm của giảng viên và sinh viên tham dự như: Nhà nước pháp quyền, cải cách Tư pháp và yêu cầu đối với Tòa án; Trách nhiệm giải trình trong hoạt động Nhà nước; Các điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình của Tòa án; Nguyên tắc “công bằng” trong xét xử vụ án hình sự dưới góc nhìn trách nhiệm giải trình Tư pháp,...


    PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật, Đại học Duy Tân chia sẻ: “Trách nhiệm giải trình Tư pháp là một chủ đề đang và sẽ tiếp tục được thảo luận, đặc biệt trong mối liên hệ với độc lập Tư pháp. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, phần lớn đều thừa nhận cách tiếp cận hài hòa giữa hai yếu tố này. Một số bài học quốc tế đã được rút ra về mối quan hệ này, đó là: xây dựng một hệ thống Tư pháp thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tính mở và sự tín nhiệm của công chúng; độc lập Tư pháp yêu cầu cần được trao đổi nhiều thông tin hơn - một cách chính thức hoặc không chính thức; tăng cường chất lượng tiếp cận thông tin cho Tòa án lẫn công chúng sẽ tạo ra một hệ thống công lý cởi mở hơn, tăng cường sự tín nhiệm của công chúng vào hệ thống tư pháp và sự độc lập, minh bạch.”


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4386&pid=2066&lang=vi-VN
     

    Chia sẻ trang này

  2. minhuyen0301

    minhuyen0301 Active Member

    Tham gia ngày:
    27/12/18
    Thảo luận:
    1,359
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    ĐH Duy Tân chế tạo xe lăn điện cho người khuyết tật Đà Nẵng

    Hơi ấm của mùa xuân, của Tết Nguyên đán năm nay dường như đến sớm hơn với người khuyết tật ở Đà Nẵng khi họ hạnh phúc, hân hoan đón nhận những chiếc xe lăn điện quý giá được Đại học (ĐH) Duy Tân trao tặng.

    [​IMG]

    Lãnh đạo ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện cho người khuyết tật

    10 chiếc xe lăn điện đầu tiên do ĐH Duy Tân nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo đã được trao tặng cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng vào sáng 26.1.2019. Sự kiện này thực sự mang đến niềm vui khôn xiết, trọn đầy khi Tết Nguyên đán đang gần kề.

    Xe lăn điện - đôi chân thứ 2 của người khuyết tật

    Những người khuyết tật đầu tiên được ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện hầu hết là những đối tượng thuộc gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Trong số những hoàn cảnh đó: Có người chưa một lần được chạm tay vào xe lăn thông thường như chú Huỳnh Văn Thanh (phường Phước Mỹ) thương binh hạng 1/4, phải dùng chân giả và đi lại bằng nạng; Có người phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người thân, muốn đi đâu phải có người bồng bế như em Đặng Thị Hồng Anh (phường Hòa Minh) - nạn nhân chất độc da cam khiến cơ thể em bị teo lại và hai chân không thể vận động được.

    Hay như chú Bùi Thêm (phường Hòa Khánh Bắc) đã bị liệt suốt 40 năm, hiện chỉ sống một mình và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn rất cũ; Là cô Đặng Thị Bé (phường An Hải Bắc) bị liệt 2 chân, mồ côi cha mẹ và đang sống với anh trai; Là em Trần Minh Hoàng (thôn Phước Hưng) bị tai nạn lao động dập tủy sống, gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi; Hay như chị Đặng Thị Thanh Mai (thôn An Trạch) là hộ nghèo và bị liệt 2 chân cùng tay trái…

    Xúc động khi được tặng xe lăn điện, chú Bùi Thêm chia sẻ: “Trước kia, để đi đâu chú phải nhờ người đẩy đi hoặc phải dùng tay đẩy bánh xe lăn rất vất vả và mệt nhọc. Nhiều khi muốn đi chợ mua thức ăn thôi cũng không thể đi được, phải gửi hàng xóm mua giúp. Giờ có chiếc Xe lăn Điện này rồi, nó như đôi chân thứ 2 giúp chú có thể đi đến những nơi mà chú muốn một cách dễ dàng hay mở ra cho chú cơ hội đi bán vé số để mưu sinh trong thời gian tới”.

    [​IMG]

    Các kỹ sư Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân hỗ trợ người khuyết tật sử dụng xe lăn điện

    Quả thực, với những người mà đôi chân không thể đi lại được như chú Thêm thì sản phẩm xe lăn điện của ĐH Duy Tân thực sự là món quà quý giá, giúp họ có sinh hoạt hằng ngày dễ dàng hơn cũng như có thêm nghị lực để vui sống. Những giọt nước mắt đã rơi và những nụ cười hạnh phúc đã nở trên gương mặt của những người khuyết tật khi ngồi trên những chiếc xe lăn điện thuận tiện, hiện đại để có thể giúp đi khắp mọi nơi.

    “Tôi cảm ơn ĐH Duy Tân nhiều lắm. Cảm ơn nhà trường đã đồng cảm với hoàn cảnh và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của những người khuyết tật chúng tôi. Ở nhà, phương tiện di chuyển của tôi là một chiếc xe 3 bánh cồng kềnh, đã cũ, thường xuyên phải sửa chữa rất tốn kém và hơi bất tiện khi không thể đi lùi được. Với chiếc xe lăn điện này, tôi có thể đi tiến, đi lùi, rẽ trái phải rất dễ dàng”, cô Đặng Thị Bé vui mừng trong ngày nhận xe.

    Sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn

    Thiết kế xe lăn điện là ý tưởng của ThS Đặng Ngọc Trung, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh ĐH Duy Tân. Ngay khi nhận thấy đây là ý tưởng rất nhân văn và hữu ích đối với cộng đồng, nhất là với những người khuyết tật, lãnh đạo ĐH Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ThS Đặng Ngọc Trung phối hợp với Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu và chế tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

    TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Ở nước ngoài, người khuyết tật được xã hội rất quan tâm. Các phương tiện công cộng như tàu điện hay đường sá đều được thiết kế phù hợp cả với người khuyết tật, do đó dù sử dụng các loại xe thô sơ để đi lại đều khá dễ dàng mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của người thân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự quan tâm dành cho người khuyết tật mới ở một mức độ nhất định nên việc họ di chuyển rất khó khăn.

    Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thiết kế và sản xuất xe lăn với đầu kéo động cơ điện để người khuyết tật di chuyển dễ dàng. Thiết kế này có 2 phần, trong đó phần đầu gắn động cơ có thể lắp vào khi đi ra ngoài và tháo ra để dễ dàng di chuyển trong nhà. Chúng tôi hy vọng đây là món quà tinh thần có ý nghĩa mà nhà trường trao tặng cho người khuyết tật, đồng thời, mong rằng khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh, sẽ có nhiều hơn sự quan tâm cho người khuyết tật để giúp họ giảm bớt những thiệt thòi trong cuộc sống”.

    [​IMG]

    Cán bộ CEE, Đại học Duy Tân trao xe lăn điện tận nhà cho người khuyết tật

    Xe lăn Điện do ĐH Duy Tân thiết kế có nhiều điểm khác biệt so với các xe lăn thông thường hiện có trên thị trường. Theo TS Vũ Dương - Giám đốc Trung tâm Điện-Điện tử, người trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm: “Xe lăn điện được thiết kế hướng đến sự lắp ghép đơn giản, cơ cấu nhỏ gọn nhưng đảm bảo độ chắc chắn và an toàn phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật. Với xe lăn điện của Đại học Duy Tân, người sử dụng có thể tháo/lắp rất nhanh giữa đầu kéo chạy bằng pin và xe lăn 2 bánh tại bất kỳ thời điểm nào, tình huống nào mà họ mong muốn. Để thiết kế các cơ cấu đó, những chi tiết của đầu kéo xe lăn đã được nhóm chế tạo bằng các máy móc hiện đại trong gia công cơ khí chính xác như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,…

    Trước khi đưa vào sử dụng, xe lăn điện đã được Trung tâm kiểm thử bằng máy đo tốc độ, máy đo độ rung. Xe sử dụng pin lithium, mỗi lần sạc đầy có thể đi được 35 km - 40 km, tốc độ tối đa là 45 km/h, tải trọng 120 kg. Xe có thể leo dốc đến 30 độ mà vẫn chạy êm, ổn định. Xe có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có đèn xi nhan dùng cho rẽ trái và rẽ phải, có gương chiếu hậu để quan sát phía sau, có còi báo hiệu. Đặc biệt, trên tay lái có tích hợp nhiều hệ thống điều khiển rất thuận tiện cho người dùng như: công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến - lùi), công tắc đèn, xi nhan. Hiện tại, ĐH Duy Tân đã đăng ký giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu trí tuệ để được bảo hộ về ý tưởng và quyền tác giả”.

    Cùng tham gia nghiên cứu và chế tạo xe lăn điện với các giảng viên và nhân viên nhà trường, Nguyễn Khắc Minh Đức - sinh viên ngành Cơ Điện tử, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Em rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo ra một sản phẩm mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật. Trong quá trình thực hiện, em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm chế tạo, lắp ráp hữu ích. Hy vọng, trong thời gian tới, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong trường, chúng em sẽ sáng tạo được thêm nhiều sản phẩm nữa để phục vụ cộng đồng”.

    Nhiều sản phẩm hữu ích khác phục vụ cộng đồng

    Cùng với sản phẩm xe lăn điện trao cho người khuyết tật dịp này, ĐH Duy Tân cũng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm khác thực sự hữu ích cho cộng đồng như:

    Sản phẩm Giải phẫu học cơ thể người 3D: do Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) thiết kế với hàng ngàn mô hình khối 3D kiến tạo nên đầy đủ tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể người, có thể sử dụng cho mô phỏng các dạng bệnh lý hay mô phỏng quá trình phẫu thuật từng cơ quan, bộ phận trên cơ thể người. Sản phẩm đã đạt Giải Nhất Nhân tài Đất Việt và phân nhánh app trên ứng dụng di động của sản phẩm đã đạt Giải Bạc ICT của cộng đồng ASEAN.

    Sản phẩm Cánh tay Robot: đã được Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu, chế tạo thành công và đã trao tặng cho 2 em học sinh là Phan Trọng Hiếu (bị mìn nổ mất gần hết tay phải) và Trần Đăng Khoa (thiếu bàn tay trái từ khi sinh ra) ở tỉnh Quảng Nam. Cánh tay Robot đã giúp các em có thể cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau, giúp các em thực hiện mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày thuận tiện, dễ dàng hơn như ăn, uống, đi xe đạp,...

    Sản phẩm Robot kiểm tra Khuyết tật Mối hàn Tàu thủy: đã được hoạt động thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Sông Thu.

    Máy bán nước giải khát tự động: hiện được lắp đặt ở tất cả các cơ sở của ĐH Duy Tân và một số trường THPT để phục vụ giảng viên và sinh viên.

    Thiết bị cấp phiếu giữ xe cầm tay sử dụng RFID: từng đoạt giải Khuyến khích - Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 13.


    Máy phát bao cao su tự động: được lắp đặt tại một số phường và cơ sở y tế trên địa bàn TP.Đà Nẵng,…

    Các bạn có thể xem thêm về nghiên cứu và đào tạo các ngành Y khoa, Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Điện-Điện tử, và Trung tâm Điện-Điện tử.

    https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-du...ien-cho-nguoi-khuyet-tat-da-nang-1048884.html
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này