1. [Xem] Quy định diễn đàn mRaovat

    Diễn đàn rao vặt Miễn Phí 2018, 2019, 2020, Link Dofolow
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, CHẤT LƯỢNG.
    Mọi hành vi SPAM sẽ bị xóa toàn bộ bài viết và ban vĩnh viễn IP chỉ trong 1 click của admin ^^
    Nếu không nhận được EMAIL xác nhận thành viên khi đăng ký, vui lòng kiểm tra EMAIL từ hệ thống trong hộp thư SPAM!
Dismiss Notice

[Xem] Hưỡng dẫn đăng tin rao vặt hiệu quả

Thành viên cố tình comment cho đủ bài viêt sẽ bị Baned vĩnh viễn và cấm IP.
Hãy chung tay bấm nút báo cáo SPAM vì một cộng đồng phát triển.

Vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam | Kế toán, kiểm toán, quyết toán thuế Expertis.vn

Thảo luận trong 'Rao vặt Tổng hợp' bắt đầu bởi Expertis, 13/7/18.

  1. Expertis

    Expertis New Member

    Tham gia ngày:
    13/7/18
    Thảo luận:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán , kiểm toán
    Nơi ở:
    56/8 nguyễn thông, p9, q3, tphcm
    Web:
    Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm 2018 cho biết, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là 8,06 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017…

    Chế biến, chế tạo tiếp tục hút FDI

    Cụ thể, tính đến 20/4/2018, cả nước đã có 883 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017. Có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017.

    Cũng trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017. Trong đó có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước, đặc biệt đã không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.

    Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt tới 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 779 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Xét theo đối tác đầu tư, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư 2,32 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 808 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.

    TPHCM đứng đầu thu hút FDI

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, TPHCM vẫn là địa phương thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 1,92 tỷ USD, chiếm 23,8 tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,03 USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký mới là 746 triệu USD – chiếm 9,25% tổng vốn đầu tư.

    Đánh giá về thu hút FDI trong những tháng tiếp theo của năm 2018, các chuyên gia cho rằng, có thể Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết từ đầu tháng 3/2018 sẽ đem lại nhiều tín hiệu lạc quan hơn trong thu hút FDI. Bởi trong số 11 quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp định CPTPP, trong đó có 3 nước nằm trong khu vực Đông Nam Á gồm có: Việt Nam, Singapore, Malaysia. Được biết, hiện nay Thái Lan cũng đang muốn gia nhập tổ chức này, đặc biệt Mỹ cũng có thể sẽ quay lại với CPTPP. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã “đánh tiếng” nếu quay lại tổ chức này họ sẽ có những điều kiện cụ thể, bởi hiện Mỹ đang chiếm tới 60% GDP trong toàn khối.

    Một điều chắc chắn, nếu Mỹ quay lại tổ chức này, Việt Nam có thể sẽ là nước có lợi nhiều nhất, bởi hiện nay thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đang chiếm thị phần rất lớn. Đặc biệt, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa chính là các dòng thuế sẽ được giảm theo cam kết của CPTPP. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, những tháng tiếp theo của năm 2018 này, cũng như những năm tới Việt Nam cần có sự chọn lọc trong việc thu hút FDI chứ không nên “vơ bèo, vợt tép” như thời gian qua.

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 53,48 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 72,5% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 52,81 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 42,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 60,1% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,17 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 10,5 tỷ USD không kể dầu thô.
     

    Chia sẻ trang này

Đang tải...

Chia sẻ trang này